Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Học quản trị khách sạn ra làm gì?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần 9 năm 2017 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Lương Văn Can (TP.HCM), nhiều học sinh thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực quản trị khách sạn, du lịch. Tuy nhiên, đa số các em đều không nắm rõ được việc đào tạo như thế nào, cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

Một học sinh lớp 12A11 hỏi: “Với ngành quản trị khách sạn, nếu theo học thì chúng em được đào tạo chuyên môn gì? Ra trường làm việc ở những nơi nào?”. Tương tự, một học sinh lớp 12A5 cũng hỏi: “Em muốn học ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhưng không biết cơ hội nghề nghiệp có lớn không khi mà có nhiều người học ngành này?”.

Ông Nguyễn Trần Ngọc Phương (đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, quản trị khách sạn là quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Bao gồm việc lập ra quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận của khách sạn từ lễ tân, ẩm thực đến sự kiện. Người học được cung cấp kiến thức, nghiệp vụ về nhà hàng – khách sạn như quản lý hệ thống phòng, nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện… Học ngành này đòi hỏi người học phải tự tin, năng động, thích khám phá, có khả năng nắm bắt tâm lý người khác, cẩn thận, giao tiếp tốt, biết tổ chức quản lý, sắp xếp công việc. Riêng với ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch…

Theo các chuyên gia, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2025 đặt mục tiêu tăng nhanh tỉ lệ nhân lực qua đào tạo từ 40% năm 2010 đến 70% năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng. Tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2025, mỗi năm có khoảng 260.000-270.000 chỗ làm việc, trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%. Ưu tiên 9 ngành dịch vụ là: tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; GD-ĐT; du lịch; y tế; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học-công nghệ, nghiên cứu và triển khai; thương mại; dịch vụ vận tải-kho bãi-dịch vụ cảng; dịch vụ bưu chính, viễn thông và CNTT cùng  4 ngành công nghiệp chủ lực, cũng là ngành có nhu cầu là: cơ khí; điện tử-CNTT; chế biến lương thực thực phẩm; hóa chất-nhựa cao su.

Đối với bất kỳ sinh viên nào, bên cạnh việc trau dồi tốt các kiến thức chuyên môn thì cần rèn luyện các kỹ năng mềm, tác phong công việc… thì cơ hội việc làm luôn cao. Nếu một sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi nhưng yếu các kỹ năng, yếu ngoại ngữ thì cơ hội nghề nghiệp vẫn thấp.

N.Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)