Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học quản trị nhân lực ra làm… quản lý?

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh Trưng THPT Gò Vp nh các chuyên gia gii đáp thc mc

Trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức mới đây tại Trường THPT Gò Vấp (Q.Gò Vấp), trước băn khoăn về cơ hội việc làm ngành ngôn ngữ Anh của em Trương Quốc Cường (học lớp 12A11), ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia dự báo nhân lực) khẳng định: Học ngôn ngữ Anh là hướng đi đúng đắn. Trong thời đại hội nhập, biết tiếng Anh là một yếu tố cần thiết, là điều kiện để đứng ngang hàng với bạn bè quốc tế. Dĩ nhiên, công việc nào cũng có cạnh tranh, nhưng một khi có kiến thức, kỹ năng thì không gì làm khó được mình. “Đối với ngành ngôn ngữ Anh, sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau như phóng viên, thông dịch viên, công tác ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch trong và ngoài nước…”, ông Cường nói.

Tiếp theo, một học sinh nam đặt câu hỏi: “Em nghe nói học ngành quản trị nhân lực ra trường là được làm quản lý?”. Về vấn đề này, ThS. Trương Thị Ngọc Bích (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết đây là ngành học về quản lý con người. Do đó đòi hỏi người học phải có kỹ năng lãnh đạo, cách giải quyết vấn đề, sự hiểu biết sâu về những quy định, quy phạm, đặc biệt là phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân viên… để tương tác với nhân sự trong một nhóm, bộ phận mà mình quản lý. Tuy nhiên, học ngành này không chỉ để làm quản lý mà chúng ta có thể làm nhân viên, chuyên viên marketing, nghiên cứu thị trường…

Lâu nay các em học sinh cứ hiểu “muốn học ngành kiến trúc phải vẽ đẹp”, nhưng theo ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), chỉ cần người học có đam mê hội họa, biết vẽ và khả năng sáng tạo là có thể theo học ngành này. “Hai năm trở lại đây, ngành kiến trúc linh hoạt hơn trong quy chế xét tuyển. Nếu trước đây chỉ chú trọng vào môn vẽ thì nay học sinh có thể xét tuyển ở những tổ hợp môn khác”, ThS. Phương thông tin.

Trao đổi thông tin về nhóm ngành sức khỏe mà một học sinh lớp 12A11 quan tâm, ThS. Phương phân tích: Nhóm ngành này có nhiều ngành khác nhau. Học sinh muốn học ngành dược, bác sĩ… phải thật sự giỏi và nỗ lực rất lớn trong quá trình học tập; tiêu chí xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và dựa vào học lực lớp 12 (phải đạt loại giỏi). Nếu học sinh nào không đạt những tiêu chí trên có thể học chuyên ngành kỹ thuật y sinh (nằm trong ngành dược) để sửa chữa máy móc, thiết bị y tế. “Với ngành dược, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đào tạo trong vòng 5 năm với 10 học kỳ. Nhà trường chú trọng đến việc thực hành (khoảng 60%), còn lại lý thuyết. Do đó người học an tâm về công việc sau khi tốt nghiệp”, ThS. Phương cho biết.

H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)