Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Học quốc tế “khó” nhưng vẫn đáng để học?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Điều kiện trở thành sinh viên quốc tế không khó, nhưng quá trình rèn luyện để thành tài trong môi trường quốc tế không dễ chút nào. Những cái khó đó là gì? Học sinh có nên theo đuổi đến cùng để lấy bằng quốc tế không? Dưới đây là những điểm sinh viên cần lưu ý khi học trong môi trường quốc tế.

Sinh viên Kent Việt Nam học nhóm tại thư viện

Điểm danh đầu giờ

Điểm danh là quy định bắt buộc đối với các trường ĐH trong nước và ĐH quốc tế. Thông thường, sinh viên quốc tế vắng mặt từ 20% số buổi học trở lên sẽ không đủ điều kiện tham gia kỳ thi cuối kỳ của môn học đó. Trong một số trường hợp đặc biệt, phụ huynh sẽ được nhà trường thông báo trực tiếp về tình hình học tập của sinh viên.

Khả năng “đạo bài” thấp

Nguyễn Thị Kiều Oanh (cựu sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh Kent International College – trái) trao quà tặng cho học sinh trong một chương trình tư vấn mùa thi năm 2016

So với giảng đường ĐH có quy mô đến hàng trăm sinh viên do một giảng viên phụ trách, sĩ số lớp học chương trình quốc tế sẽ dao động từ 15-20 sinh viên/giảng viên. Mỗi sinh viên sẽ có 100% cơ hội trao đổi bài giảng với giảng viên. Điểm mấu chốt đáng ghi nhận ở đây là sinh viên sẽ thẩm thấu kiến thức ngay tại lớp, nhận định được phương diện đúng và sai của vấn đề để vận dụng kiến thức vào bài thi. Hai hình thức thi thường được giảng viên áp dụng, đó là thi vấn đáp trực tiếp hoặc thi đề mở. Sinh viên không còn cảm thấy áp lực phải học thuộc lòng mỗi kỳ thi đến, mà thay vào đó là cảm giác phấn khởi và mạnh dạn thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Điểm số sẽ tỷ lệ thuận với mức độ am hiểu và sáng tạo dựa trên cơ sở thực tế.

Phương pháp học “khó nhằn”

Ngay từ buổi đầu tiên, sinh viên sẽ làm quen với phương pháp học hoàn toàn mới, đi ngược lại với thói quen học tập suốt thời gian phổ thông và thậm chí có nhiều khác biệt so với cách tiếp cận các chương trình giáo dục ĐH trong nước. Giảng viên sẽ cung cấp cho tất cả sinh viên một khối lượng kiến thức nhất định trên lớp, sinh viên muốn đạt kết quả cao trong bài luận cuối kỳ buộc phải chủ động tìm tòi thêm kiến thức qua các nguồn tham khảo từ internet, thư viện, học nhóm, câu lạc bộ…

Không có kỳ nghỉ hè

Ban đầu, không ít sinh viên cảm thấy thất vọng vì chương trình quốc tế không có kỳ nghỉ hè như chương trình ĐH trong nước. Chẳng hạn, sinh viên chương trình cử nhân quốc tế Úc 2 + 2 sẽ có 2 tuần nghỉ ngơi để chuẩn bị bước vào chương trình học mới. Điểm lợi của quy định này giúp sinh viên rút ngắn thời gian học, duy trì kiến thức và ổn định năng suất học tập. Sau thời gian trải nghiệm chương trình học, sinh viên cũng cảm thấy thoải mái và không có vấn đề gì.

“Theo em, thời gian nghỉ hè 2 tuần cũng khá hợp lý. Nếu nghỉ dài quá, sinh viên sẽ mất thêm thời gian để hòa nhập lại với việc học. Hơn nữa, em nghĩ các bạn sinh viên cũng mong muốn hoàn thành chương trình học càng sớm càng tốt để ra trường đi làm”, Nguyễn Thị Kiều Oanh (cựu sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh Kent International College) cho biết.                                                                                                       

Trong số các trường quốc tế hiện nay, Kent International College (Kent Việt Nam) là trường quốc tế đào tạo chương trình cử nhân quốc tế 2 + 2 và 3 + 1 dành cho học sinh đã tốt nghiệp THPT lấy bằng cử nhân quốc tế tại Anh, Úc, Mỹ… Chương trình đào tạo được cấp phép của Bộ GD-ĐT Việt Nam và bằng cấp có giá trị quốc tế. Chương trình này được rất đông học sinh và sinh viên quan tâm theo học. Để tìm hiểu cụ thể chương trình học và chính sách học bổng mới nhất 2017, các bạn vui lòng liên hệ: Kent International College, 219-221 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM; (08) 7300 3969 hoặc hotline  0938 762 456; www.kent.edu.vn.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng số người thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người. Trong tình hình cử nhân ĐH thất nghiệp như hiện nay, các doanh nghiệp không còn tin tưởng vào chất lượng giáo dục đào tạo của các trường nữa. Chính vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng đào tạo, các chương trình quốc tế rất cần có những quy định chặt chẽ rèn luyện tác phong sinh viên phù hợp với yêu cầu và văn hóa của doanh nghiệp. Để có được công việc đáng giá tại các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn quốc tế thì với mức độ “làm khó” đã nêu trên, người học vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình quốc tế.

Ngọc Mai

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)