Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh bắt mạch bệnh… hay quên

Tạp Chí Giáo Dục

86,2% hc sinh (HS) thưng quên mt mình đnh làm gì và nói gì, 85,5% quên v trí đ đ vt; trong khi đó s HS quên mt nhng gì mình va đc, va đưc nghe là 83,3%…

Phương Tho (phi) cùng Anh Thư ti vòng chung kết cuc thi khoa hc k thut cp TP va qua

Đây là những con số “biết nói” về chứng hay quên ở lứa tuổi HS THPT trong đề tài “Chứng hay quên ở HS THPT tại TP.HCM” do đôi bạn cùng lớp 12D2 Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) – Phan Thùy Phương Thảo và Nguyễn Ngọc Anh Thư thực hiện. Phương Thảo và Anh Thư cho biết đề tài được triển khai xuất phát từ chính những băn khoăn về chứng hay quên của bản thân, bạn bè và mong muốn có thể “hiểu và chế ngự” nó. Với tính thực tiễn trên, đề tài xuất sắc “ẵm” giải nhất tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho HS THPT tại TP.HCM vừa qua, được chọn tham gia cuộc thi cấp quốc gia sắp tới.

Quên do thiếu ng, áp lc và lm dng đ công ngh

Những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở HS THPT, theo nhóm nghiên cứu, chủ yếu là do thiếu ngủ, do những căng thẳng áp lực trong học tập, do phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm công nghệ; thậm chí là do làm nhiều việc cùng một lúc. Để có thể tìm ra những nguyên nhân trên, nhóm nghiên cứu đã phải mất đến… 5 tháng ròng rã (từ tháng 9-2018 đến tháng 1-2019) tiến hành khảo sát hơn 6.000 lượt HS trong độ tuổi THPT ở gần 30 trường tại TP.HCM với hình thức trực tuyến. Vì thế, theo nhóm nghiên cứu, việc liên hệ đến từng trường, đưa HS tiếp cận đề tài cũng đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn của nhóm. “Phiếu khảo sát gồm có 10 câu hỏi, đề cập đến những thói quen thường ngày trong học tập cũng như sinh hoạt của HS. Với những câu hỏi như: một ngày bạn học bao nhiêu tiếng; bạn có hay làm việc riêng trong giờ học không… Các câu hỏi này được thực hiện lặp lại trong thời gian 1 tuần để đánh giá mức độ “hay quên” của người thực hiện”, Phương Thảo nói.

Sau 5 tháng thực hiện, kết quả thu được ngoài những nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở lứa tuổi HS THPT thì nghiên cứu cũng chỉ ra rõ biểu hiện, mức độ và phạm vi của “bệnh lý đáng ghét này”. “Gần như 100% HS được khảo sát hiện đang phải đối mặt hàng ngày với chứng hay quên. Trong đó, gần 16% HS quên trên 5 lần/ngày; trên 35% quên từ 3-5 lần, số còn lại là quên từ 1-2 lần. Các biểu hiện thường gặp nhất của chứng hay quên ở lứa tuổi HS THPT thường là quên mất mình đang định làm gì, nói gì; quên mất vị trí để đồ vật; quên luôn những gì mình vừa nói, vừa được nghe. Thậm chí là quên từ ngữ trong giao tiếp, quên mặt, tên người quen, bạn bè”, nhóm nghiên cứu thông tin.

Theo nhóm nghiên cứu, trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên thì việc “lạm dụng đồ công nghệ” là một trong những căn bệnh mà HS THPT đang nhiễm nhiều nhất. “Quá ỷ lại vào máy tính, vào các thiết bị công nghệ. Đôi khi các phép tính đơn giản cũng cầm máy tính, những thông tin cơ bản cũng tìm kiếm trên mạng internet”, Anh Thư cho biết.

Chế ng chng hay quên

Chia sẻ về lý do chọn chứng hay quên làm đề tài nghiên cứu, Phương Thảo và Anh Thư cho biết xuất phát từ chính… bản thân khi thời gian gần đây thường xuyên bỗng dưng quên nhiều với tần suất tăng. “Những năm học THCS, thỉnh thoảng chúng em cũng hay quên, nhưng bước sang THPT thì việc quên trở thành nếp. Nhiều lúc chúng em không biết mình để cây bút, quyển vở ở đâu và cuống cuồng đi tìm. Rồi quên luôn những điều mình đang định làm hay những lời thầy cô vừa nói. Thật ra thì việc quên là bình thường nhưng quên mà trở thành thói quen, trở thành “chứng bệnh” thì lại là vấn đề, đặc biệt đối với người trẻ thì lại càng bất thường”, nhóm nghiên cứu cho hay.

Tần suất quên nếu liên tục và kéo dài, theo nhóm nghiên cứu sẽ khiến “cuộc sống đảo lộn” và ảnh hưởng đến việc học tập cũng như các mối quan hệ. Cả hai em cho biết có tới 91,2% HS được khảo sát đồng tình với nhận định rằng: chứng hay quên là tiền đề của bệnh mất trí nhớ sau này. “Thử tưởng tượng, có những người bạn mà bản thân mình thấy rất quen nhưng mãi không nhớ được tên thì họ sẽ nghĩ gì về mình. Nghiên cứu sâu vào chứng hay quên, chúng em mong muốn tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh cũng như có thể đưa ra các giải pháp để hạn chế và hóa giải căn bệnh thật sự khó chịu này”, nhóm nghiên cứu bày tỏ.

Từ tham vọng này, nhóm nghiên cứu đưa ra 5 giải pháp. Theo đó, giải pháp đầu tiên là xây dựng một website có tên gọi “My your mind” với 5 mục chính, trong đó những bài tập trắc nghiệm sẽ giúp người sử dụng kiểm tra về khả năng ghi nhớ của bản thân. Trong khi đó, blog là những bài viết được nhóm kỳ công xây dựng tổng hợp lại những vị trí người học thường xuyên để quên đồ như mắt kính, tai nghe, chìa khóa xe… Các video hướng dẫn tạo ra những giỏ đựng đồ từ vật liệu tái chế, tạo thói quen cho người dùng để đồ vật. Cùng với đó, “My your mind” còn gợi ý thực đơn dinh dưỡng giúp cải thiện trí óc, các bài tập và giải pháp giúp tăng cường trí nhớ.

Kiên trì thc hin đ tài

Vượt qua những khó khăn ban đầu, nhóm nghiên cứu cho hay sẽ kiên trì theo đuổi đề tài lạ này không chỉ với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về “thói quen xấu xí” của bản thân và bạn bè, đưa ra những phương pháp hóa giải, mà trên hết là đưa ra lời nhắn gửi để các bạn HS THPT quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. “Từ bỏ những thói quen xấu, hạn chế việc lạm dụng công nghệ, xây dựng được một phương pháp học tập phù hợp chính là chúng ta đang quan tâm đến sức khỏe của chính mình để hạn chế chứng hay quên”, nhóm nghiên cứu nhắn nhủ.

Một giải pháp nữa được đánh giá cao của nhóm nghiên cứu là mô hình trò chơi “cỗ máy trí nhớ” được xây dựng dựa trên lý thuyết của nhà thần kinh học Roger Sperry. Bảng theo dõi trí nhớ “Hành trình ghi nhớ” lại là giải pháp được ghi theo dạng nhật ký, cho phép người dùng kiểm soát được tình trạng trí nhớ hiện tại của bản thân. Đặc biệt, bộ cẩm nang truyện tranh tái hiện những tình huống quên mà HS thường gặp phải cùng với những kiến thức về trí nhớ, các phương pháp tập luyện trí nhớ là giải pháp ngốn khá nhiều công sức của nhóm nghiên cứu khi phải tự xây dựng kịch bản, tự vẽ tranh… “Khi xây dựng đề tài, khó nhất chính là tìm ra được cơ sở lý thuyết. Chứng hay quên thường được nhắc đến ở người trung niên và cao tuổi. Trong khi đối tượng mà đề tài đề cập lại là giới trẻ bậc THPT”, Anh Thư nói…

Yến Hoa

Bình luận (0)