Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Học sinh chế tạo máy rửa tay tự động đạt chuẩn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tr li trưng sau thi gian ngh do nh hưng ca dch Covid-19, thy và trò Trưng THPT Tân Bình (Q.Tân Phú, TP.HCM) đã đưc tiếp xúc vi “ngưi bn mi” – máy ra tay t đng. Sn phm do các thành viên trong CLB STEM ca trưng thiết kế và lp ráp vi 12 máy, đưc đt ti cng trưng, các cu thang và phòng chc năng trong trưng.

Hc sinh trong trưng ra tay  máy ra tay đ chân cu thang

Sau những bỡ ngỡ ban đầu, hiện tại “người bạn mới” này đã trở nên thân thuộc với mỗi học sinh trong trường, rèn thói quen vệ sinh tay thường xuyên, đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

Hình thành thói quen v sinh tay thưng xuyên

Nói về ý tưởng thực hiện máy rửa tay tự động, thầy Nguyễn Minh Tú (Chủ nhiệm CLB STEM Trường THPT Tân Bình) cho hay, mục đích trước hết là tạo ra sản phẩm thiết yếu hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong nhà trường. Ngoài ra, ý tưởng cũng nhằm mở ra sân chơi về công nghệ, lắp ráp đồ điện tử cho các thành viên trong CLB. Đặc biệt là tạo sự hứng thú cho các em học sinh khi trở lại trường. “Sản phẩm hướng tới tiêu chí tối ưu là nhỏ gọn, phù hợp với môi trường học đường, hiệu suất và độ bền cao nhưng lại tốn chi phí thấp nhất, có tính thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, trước khi thực hiện tôi phải khảo sát rất nhiều mô hình máy rửa tay trên thị trường để thiết kế ra kiểu dáng, chất liệu đạt được những tiêu chí trên”, thầy Tú cho biết.

Sau khi nghiên cứu tìm ra mẫu mã, thầy Tú cùng 5 thành viên nòng cốt trong CLB bắt tay thực hiện lắp ráp 12 máy, đảm bảo đúng thời gian đón học sinh trở lại  trường. “Trong 4 ngày liên tục, ngày nào thầy trò chúng tôi cũng có mặt ở trường từ sáng sớm cho đến tận chiều tối. Chúng tôi không làm riêng từng sản phẩm mà làm theo dây chuyền, thực hiện theo từng bước, từng khâu để hoàn thiện cùng lúc sản phẩm”, thầy Tú thông tin. Không giống các sản phẩm chỉ để phục vụ nghiên cứu, máy rửa tay tự động là sản phẩm phục vụ trực tiếp hoạt động trong nhà trường, vì vậy, theo thầy Tú, từ công nghệ đến mẫu mã sản phẩm cũng là điều cần chú ý. Sản phẩm phải đẹp, thể hiện sự chuyên nghiệp thì mới có thể thu hút học sinh, để các em năng rửa tay thường xuyên.

Chỉ mới đưa vào sử dụng được hơn tuần nhưng những máy rửa tay tự động đã tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho học sinh trong trường. “Cứ mỗi khi lên xuống cầu thang, học sinh lại tạt vào rửa tay. Chúng tôi phải liên tục đi kiểm tra để đổ thêm dung dịch rửa tay vào bình. Máy có kích thước nhỏ nhưng có thể chứa tối đa 1,2 lít dung dịch”, thầy Tú vui mừng.

“B túi” nhiu k năng, kiến thc b ích

Với sẵn niềm đam mê về công nghệ khi suốt 3 năm qua liên tiếp chinh phục những kỳ thi công nghệ quốc tế, thế nhưng khi tham gia vào nhóm chế tạo máy rửa tay tự động, Nguyễn Nho Phong Vũ (học lớp 12A3, trưởng nhóm thiết kế) vẫn phải học hỏi thêm về kỹ thuật vẽ bản vẽ kỹ thuật trên máy tính cho sản phẩm. Để có được mẫu thiết kế ưng ý, Vũ đã phải thử 6 bản vẽ, tương đương với 6 lần cắt sai. Ngoài ra, Vũ cũng phải tiến hành thử nghiệm tất cả các mạch điện có trên thị trường để tìm ra mạch có giá thành rẻ nhất nhưng hiệu quả lại cao nhất. Được biết, Vũ và Osaki Quốc Anh (học lớp 12A3, thành viên nhóm) là hai thí sinh lọt top 5 thế giới cuộc thi robot WRO tổ chức vào tháng 11-2019 tại Hungary. Từ những kinh nghiệm chinh chiến tại cuộc thi quốc tế, hai em cho hay, khác với những sản phẩm dự thi, việc chế tạo máy rửa tay tự động giúp các em  rèn thêm kỹ năng làm việc nhóm, ý thức kỷ luật, trách nhiệm vì nhà trường. Trong khi đó, nhỏ tuổi nhất trong nhóm thiết kế – Đào Minh Phúc (học lớp 10C10) lại “bỏ túi” nhiều kiến thức về điện tử trong quá trình chế tạo sản phẩm. Còn với Nguyễn Lê Hữu Quang (học lớp 11B4) lại trưởng thành với những kỹ năng về hàn mạch, an toàn điện tử, sử dụng mạch đúng cách, làm việc nhóm – những kiến thức, kỹ năng ít được đề cập đến trong sách vở. Tương tự, Nguyễn Nhựt Khanh (học lớp 11B11) lần đầu tiên được trải nghiệm hàn mạch điện với nhiều chi tiết khó… “Kiến thức môn học trong sách vở đi vào thực tế một cách gần gũi, thiết thực qua việc thiết kế, lắp ráp sản phẩm. Có nhiều kiến thức tưởng đơn giản nhưng khi áp dụng vào thực tế lại cần phải trải nghiệm rất nhiều lần”, Khanh cho hay. Khanh cho biết thêm, nhóm đã phải thử tới 4 loại keo mới tìm ra loại keo không bị ăn mòn bởi cồn để dán chống thấm cho sản phẩm.

Nhóm thiết kế gii thiu máy ra tay t đng đ cng trưng

“Với sản phẩm này, chúng em rất vui vì đã đóng góp chút công sức nhỏ cùng nhà trường phòng chống dịch, đảm bảo an toàn khi các bạn đi học trở lại. Hy vọng sẽ mang đến niềm thích thú cho mỗi bạn khi đến trường, giúp việc rửa tay thường xuyên được dễ dàng”, Vũ chia sẻ.

Bài, ảnh: Long Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)