Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh đã có sự lựa chọn thực tế hơn

Tạp Chí Giáo Dục

T trưc ti nay, Ngh An vn đưc biết ti là mnh đt có truyn thng hiếu hc và hc gii. Điu này cũng đã đưc thc tế kim nghim vi t l hc sinh đt gii cao trong các k thi hc sinh gii, hc sinh đu vào các trưng ĐH, CĐ luôn nm trong tp đu ca cc. Cũng bi vy mà nhiu ngưi không khi bt ng trưc thông tin năm nay, có gn 42% hc sinh Ngh An quyết đnh không vào ĐH. Trưc tình trng c nhân ra trưng tht nghip tràn lan, phi chăng, hc sinh đã có s la chn thc tế hơn?

Các trưng THPT  Ngh An ph biến quy chế thi tt nghip đến hc sinh (nh minh ha). Ảnh: I.T

Theo thống kê từ Sở GD-ĐT Nghệ An, tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cụm thi tại Nghệ An có 32.410 thí sinh tham gia dự thi. Tuy nhiên, trong số này có đến 13.357 thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 41,2%, cao nhất trong các năm gần đây. Trong đó, các trường dân lập, tư thục và các trung tâm GDTX, tỷ lệ này chiếm từ 95-100%. Thực tế trên cũng đang là xu hướng chung của nhiều địa phương khác trên cả nước. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng có nhiều học sinh “quay lưng” với cổng trường ĐH?

Lâu nay, trước mỗi mùa thi, việc phải cố gắng để trở thành sinh viên đã tạo áp lực lớn đối với mỗi học sinh lớp 12, bởi đó là cách làm rạng danh gia đình, dòng họ. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng, chỉ khi con em mình được học ĐH thì lúc đó họ mới có điều kiện “nở mày, nở mặt” với đời. Và thế là, họ bắt buộc, dồn ép con em phải học, phải thi, phải đậu bằng bất cứ giá nào. Nhiều vị phụ huynh cứ ép con phải học mà không quan tâm đến sức học, năng lực, sở trường của chúng. Một số người can thiệp quá sâu vào việc lựa chọn ngành nghề bằng cách bắt buộc con em phải đăng ký dự thi vào trường này, ngành nọ mà không để ý xem liệu khả năng của con em mình có “kham” nổi hay không. Nhiều học sinh có lực học làng nhàng, dù biết rõ rằng sức học của mình không đủ để “trèo cao” nhưng vẫn “nhắm mắt đưa chân” cốt chỉ để làm yên lòng gia đình. Mặt khác, cơ chế tuyển dụng bấy lâu nay còn dựa nhiều vào các tiêu chí về bằng cấp. Theo đó, bằng cấp càng cao, cơ hội được tuyển dụng, đề bạt càng lớn. Điều này đã góp phần tạo nên tâm lý sính bằng cấp trong xã hội, dẫn tới việc trong một thời gian dài, nhiều thí sinh đăng ký dự thi để cố gắng giành cho được một “suất” ở giảng đường ĐH.

Tuy nhiên, khi mà số lượng sinh viên ở các trường ĐH, CĐ “tăng dần đều” qua các năm thì số lượng sinh viên ra trường không có việc làm cũng không ngừng tăng lên. Theo thống kê từ Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết năm 2018, cả nước có trên 200 ngàn người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp. Con số trên khiến cho nhiều người không khỏi giật mình bởi kéo theo đó là sự lãng phí lớn về thời gian, chi phí đào tạo, sinh hoạt, học tập. Để chu cấp cho con học ĐH, nhiều gia đình ở các vùng nông thôn đã phải vay tiền ngân hàng cho con ăn học. Tính trung bình, một cử nhân, kỹ sư tiêu tốn từ 150-200 triệu đồng cho cả một khóa học. Khi ra trường không có việc làm, món nợ vay trang trải việc ăn học cho con từ thời sinh viên đã trở thành gánh nặng lớn đối với không ít gia đình. Nhiều cử nhân thất nghiệp đã phải giấu bằng ĐH đi học nghề hoặc cất làm kỷ niệm, đi làm thuê ở xứ người để mưu sinh.

Từ thực trạng trên, việc có gần 42% học sinh ở Nghệ An không vào ĐH năm nay có thể xem là tín hiệu tích cực. Một số ý kiến cho rằng: Tỷ lệ trên xuất phát từ hiệu quả của công tác phân luồng, hướng nghiệp diễn ra thời gian qua ở các trường THPT. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc học sinh đã thực tế và “khôn ngoan” hơn trong việc chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân khi nhận thức được, vào ĐH không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Các bậc phụ huynh cũng đã có cái nhìn rộng mở hơn trong việc định hướng tương lai cho con em mình nhất là khi con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Qua tìm hiểu được biết, trong số gần 42% học sinh không tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay, phần lớn các em phấn đấu thi đậu tốt nghiệp, sau đó tham gia học nghề, tìm việc làm hoặc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu lao động. Đây có thể xem là sự lựa chọn phù hợp với thực tiễn về thị trường nguồn nhân lực lao động hiện nay. Đồng thời, thực tế trên cũng góp phần gửi lời cảnh báo tới các trường ĐH, CĐ về sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng, đào tạo phải gắn liền với nhu cầu của xã hội mới có thể thu hút được người học.

Bùi Minh Tun
(Giáo viên Trưng THPT Kim Liên – Nam Đàn – Ngh An)

 

Bình luận (0)