Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh dựng video clip quảng bá du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Vi ch đ “Th Đc yêu thương”, nhiu em hc sinh đã đi đến nhng di tích lch s, đa danh trên đa bàn đ thc hin nhng video clip. Thông qua sn phm, các em không ch đưc tìm hiu v truyn thng lch s, văn hóa mà còn góp phn qung bá du lch đa phương, xây dng hình nh “TP.Th Đc – Đim đến thân thin, hp dn”.


Em Bo Ngc gii thiu v tranh sơn mài

Đim đến hp dn

Từ sau dịch Covid-19, ngành du lịch trên địa bàn TP.HCM nỗ lực xây dựng kế hoạch, giải pháp để hút khách trở lại. Không chỉ có giới chuyên môn, chính quyền địa phương mà cả người dân, thậm chí các em học sinh cũng chung tay vào việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch tiềm năng đến du khách.

Xây dựng video clip là cách mà các em học sinh trên địa bàn TP.Thủ Đức lựa chọn. Bằng sức nhỏ của mình, mỗi em tự lên ý tưởng, đi đến địa điểm yêu thích để làm video clip. Mỗi video clip do các em thực hiện có độ dài khoảng 5 phút. Dù video clip không thể sánh bằng những video clip du lịch chuyên nghiệp nhưng được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung phong phú giúp người xem cảm nhận được nét độc đáo, hấp dẫn từ những địa điểm mà các em giới thiệu.


Em Thiên Phú phng vn v món nem

Lựa chọn Đình thần Linh Đông để thực hiện video clip, sản phẩm của em Lưu Ngọc Bảo Trân (lớp 8A1, Trường THCS Ngô Chí Quốc) được đánh giá cao từ nội dung đến hình ảnh. Trong video clip, Bảo Trân đóng vai trò là một hướng dẫn viên du lịch, dẫn dắt người xem khám phá Đình thần Linh Đông từ lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật… Để người xem cảm nhận được nét độc đáo của đình thần, Bảo Trân còn giới thiệu những hiện vật quý giá được lưu giữ tại đình như: Long, lân, quy, phụng, hạc, rùa… sắc phong do vua Tự Đức ban vào ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (ngày 8-1-1853). Sự hình thành, tồn tại của ngôi đình không chỉ gắn với sự phát triển của vùng đất Thủ Đức mà còn là vùng đất Sài Gòn – TP.HCM. Hằng năm, tại Đình thần Linh Đông tổ chức lễ Kỳ Yên vào ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Bảo Trân cho biết, để thực hiện được video clip này, em phải mất cả tháng tìm hiểu về lịch sử của đình qua sách báo, những người lớn tuổi. Bên cạnh đó, em còn đi đến tận nơi để tìm hiểu về kiến trúc, các hiện vật… giới thiệu đến du khách. “Từ video này em muốn quảng bá Đình thần Linh Đông để khách du lịch đến TP.HCM không bỏ qua nơi này. Bởi đây là một bộ phận của di sản văn hóa nước ta, điểm đến du lịch hấp dẫn tại TP.HCM”, Bảo Trân chia sẻ.


Em Bo Trân gii thiu v Đình thn Linh Đông

Trong khi đó, em Nguyễn Thị Trúc Ly (lớp 9/10, Trường THCS Trường Thọ) lại chọn Đền tưởng niệm Bến Nọc để quảng bá đến du khách. Đây là “địa chỉ đỏ” nổi tiếng ở TP.Thủ Đức. Qua video, Trúc Ly đã giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh tố cáo tội ác man rợ của thực dân Pháp thảm sát hơn 700 đồng bào, chiến sĩ cách mạng Vùng bưng 6 xã Thủ Đức trong khoảng hai năm 1946-1947. Trong quá trình quay video clip, Trúc Ly ấn tượng và rùng mình trước hình tượng các bà mẹ ôm thi thể con được xây dựng ngay trước chính điện. Đã có biết bao bà mẹ ở vùng đất này mất con, mất chồng bởi sự tàn ác của bọn lính Pháp đóng tại bót Dây Thép đầu làng. Chúng giết hại vô tội vạ bằng những thủ đoạn dã man, chặt đầu, mổ bụng, thiêu sống… những người dân vô tội, rồi vứt xác xuống suối Cái, chỗ chân cầu Bến Nọc. Tượng đài được dựng lên như một chứng tích khơi dậy lòng yêu nước, căm thù giặc, nhắc nhớ người dân và du khách về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên. “Em cũng vô cùng xúc động khi nhìn thấy tấm bia ghi lại tội ác của thực dân Pháp bên cạnh những chiến công lừng lẫy cha ông ta lập nên. Ngoài ra là những bức phù điêu bằng đồng, thấy hình ảnh người dân chặt đầu, bị đóng trên cây gỗ… Đó là những hình ảnh không bao giờ em quên được. Em sẽ quyết tâm học tập thật tốt để sau này đóng góp cho đất nước, không phụ công ơn mà cha ông ta đã hy sinh mới có được”, Trúc Ly bày tỏ.

Gii thiu “đc sn” đa phương

Bên cạnh giới thiệu những di tích các em học sinh còn giới thiệu “đặc sản” của TP.Thủ Đức đến du khách.

Em Phạm Bảo Ngọc (lớp 7A2, Trường THCS Bình Thọ) chọn đề tài “Nghệ thuật sơn mài kết hợp tinh hoa 4.000 năm lịch sử Việt Nam”. Em đã đến địa chỉ số 25 đường Công Lý (TP.Thủ Đức) xưởng làm tranh sơn mài của nghệ nhân Quách Văn Phong (nguyên Phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam) để giới thiệu những tác phẩm độc đáo nơi đây. “Việt Nam có nhiều nghệ thuật truyền thống nhưng theo thời gian nhiều loại hình đã bị mai một. Tại địa bàn TP.Thủ Đức vẫn còn nghệ thuật tranh sơn mài. Em muốn giới thiệu đến mọi người về nét độc đáo này cũng như lan tỏa về việc giữ gìn những giá trị văn hóa lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc”, Ngọc cho biết.

Bà Nguyn Th Thu Hin, Phó Trưng phòng GD-ĐT TP.Th Đc cho biết, video clip v ch đ “Th Đc yêu thương” đưc đăng ti trên chuyên trang ca phòng. T đó các em hc sinh s like, share đ gii thiu đến bn bè, thy cô cũng như các trưng hc trên đa bàn nhm gii thiu nhng nét đp truyn thng và hin đi ca TP.Th Đc góp phn xây dng hình nh: “TP.Th Đc – Đim đến thân thin, hp dn” theo ch đo ca UBND TP.Th Đc.

Khác với những video clip khác, sản phẩm của Ngọc có phỏng vấn nhân vật về lịch sử của tranh sơn mài cũng như quá trình tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Sự sáng tạo này giúp video clip của Ngọc chân thật, không khuôn mẫu, nhàm chán.

Nhóm học sinh lớp 9/1 Trường THCS Lê Quý Đôn đã đưa món nem Thủ Đức vào video clip của mình. Đại diện nhóm Thiên Phú (lớp 9A14) cho biết, nhắc đến những món ăn đặc sản của Việt Nam không thể không kể đến món nem chua. Món ăn này có mặt tại ba miền nhưng mỗi miền lại có phương thức chế biến cùng cách sử dụng gia vị khác nhau. Nói đến miền Nam không thể không kể đến làng nghề chế biến nem Thủ Đức.

H Trinh

Bình luận (0)