Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh hiến kế bảo vệ môi trường sống

Tạp Chí Giáo Dục

Tăng mc pht đi vi nhng hành vi gây tn hi ti môi trưng; tăng cưng qun lý, x lý rác thi; phân loi rác ti ngun; tăng cưng s dng xe đin, xe công cng, gim xe xăng gây khói bi… Đó là nhng đ xut ca hc sinh trên đa bàn TP.HCM nhm góp phn bo v môi trưng sng. Các em mong rng trong tương lai, môi trưng sng xung quanh mình s xanh, sch, không còn tình trng ô nhim đng ti thành ph văn minh, hin đi.

Thay đi thói quen vì môi trưng

Em Nguyễn Vỹ Kỳ Lâm (học sinh Trường THCS Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi) cho biết, thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nhức nhối của thế giới và Việt Nam. Tại TP.HCM, nhiều thời điểm có bụi mịn bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, trong đó có cả học sinh. Trước thực trạng này, Kỳ Lâm đề xuất lãnh đạo thành phố cần giúp đỡ, hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng máy lọc không khí lấy năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo. Mỗi người dân mang khẩu trang vải – khẩu trang có thể tái sử dụng khi ra ngoài để tránh gây tổn hại sức khỏe và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, người dân nên tăng cường sử dụng xe điện, xe công cộng, giảm xe xăng gây khói bụi. Ngoài ra, thành phố nên tổ chức các ngày chủ nhật xanh, sống xanh, hoạt động trồng cây xanh trên toàn thành phố, nâng cao chất lượng không khí. Trong khi đó, em Nguyễn Bảo Nghi (học cùng trường với Nguyễn Vỹ Kỳ Lâm) cho rằng pin năng lượng mặt trời đã được sử dụng phổ biến và người dân dần hiểu phần nào về công dụng của nó. Tuy nhiên, pin năng lượng mặt trời lại chưa được dùng rộng rãi nên lợi ích mang lại vẫn chưa đủ lớn. Lý do là kinh phí trang bị, lắp đặt pin năng lượng mặt trời cao, người dân cũng chưa có nhu cầu chuyển đổi việc dùng điện sang năng lượng mặt trời, vì những bất cập. “Em đề xuất các sở, ban ngành của thành phố có thể hỗ trợ chi phí cho người dân trong thời gian đầu khi lắp đặt pin năng lượng mặt trời. Thành phố cũng nên có giải pháp khuyến khích người dân sử dụng để tăng tính phổ biến và bảo vệ môi trường nhiều hơn”, Bảo Nghi bày tỏ.

Em Lương Tuyết Nhi (học sinh Trường THCS Hậu Giang, Q.11) nêu vấn đề, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường và rác thải đô thị đang rất được mọi người quan tâm. Mỗi ngày, TP.HCM thải ra hơn 8.000 tấn rác, chưa kể đến rác bị xả bừa bãi. Ví dụ, tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dù đã được cải tạo nhưng vẫn bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và nước thải chưa qua xử lý gây mùi hôi thối. “Vì vậy, em xin đề xuất thành phố tăng cường phân loại rác tại nguồn và đặt thêm thùng rác công cộng; tổ chức các buổi truyền thông, dọn vệ sinh để học sinh cùng tham gia. Đặc biệt, thành phố phải xử lý nghiêm hành vi xả rác bừa bãi để răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm”, Tuyết Nhi ý kiến.

Tương tự, em Dương Minh Triết (học sinh một trường THCS trên địa bàn Q.4) cho hay, môi trường nơi em sinh sống khá phức tạp và thường xuyên phải hít mùi hôi vì gần chợ, đường xá luôn đông đúc. Xung quanh có khá nhiều trường học từ mầm non đến THPT nên phần nào đã ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như điều kiện đi lại của học sinh, kèm theo đó là những hành vi văn hóa không tốt. “Em mong muốn các cô chú buôn bán ở chợ có nề nếp, trật tự hơn để chúng em đi đến trường dễ dàng. Và nếu được, địa phương cần bố trí đội ngũ giữ trật tự, an ninh đường sá để các tuyến đường luôn thông thoáng, sạch đẹp, giúp thành phố ngày càng phồn vinh, phát triển”, Minh Triết mong muốn.

Học sinh tận dụng sản phẩm tái chế để sáng tạo tên lửa nước

T chc các hot đng vì môi trưng cho hc sinh

Em Nguyễn Phúc Minh Đạt (học sinh Trường THCS Lý Thánh Tông, Q.8) lo lắng, hiện nay môi trường sống của chúng ta đang dần bị ô nhiễm, phá hủy bởi rác thải nhựa do con người thải mỗi ngày hay việc chặt phá rừng gây ra lũ lụt. Liệu tới năm 2045 môi trường của chúng ta có còn đảm bảo để con người sinh hoạt, sinh sống hay không? Theo em nghĩ, chúng ta cần tăng mức phạt đối với những hành vi gây tổn hại tới môi trường; tăng cường việc quản lý, xử lý rác thải. Đặc biệt chú ý tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường, phân loại rác đối với các đối tượng học sinh, sinh viên – những nhóm người có sức ảnh hưởng đối với xã hội. “Ngoài ra, em cũng mong rằng thiếu niên, nhi đồng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được tìm hiểu, khám phá về môi trường, từ đó hình thành niềm đam mê, yêu quý bảo vệ môi trường”, Minh Đạt bày tỏ.

Hướng đến năm 2045 – kỷ niệm 100 năm thành lập nước, em Nguyễn Thị Minh Thùy (học sinh tại Q.3) mong muốn người dân được tuyên truyền về vấn nạn xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. “Như chúng ta đã biết, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường là vấn nạn, ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của người dân thành phố, nhất là giới trẻ. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cấp bách nên cần sự vào cuộc của tất cả mọi người chứ không riêng cơ quan chức năng nào. Mỗi người đều ý thức, nâng cao bảo vệ môi trường sẽ tạo ra được môi trường sống trong lành, sạch đẹp”, Minh Thùy chia sẻ.

Để bảo vệ môi trường sống tốt hơn, em Nguyễn Nhân Nghĩa (học sinh Trường THCS Lê Anh Xuân, Q.11) đề xuất, các trường học nên tổ chức thêm nhiều chương trình, hoạt động cộng đồng vì môi trường để các bạn học sinh tham gia. Chẳng hạn như chương trình thu gom vỏ hộp sữa, tuần lễ xanh; tổ chức thêm những hội thi sáng tạo với vật liệu tái chế hay diễn đàn vì môi trường thân yêu. Đồng thời, em cũng mong muốn có nhiều hoạt động, chương trình thực tế, tình nguyện, tìm về cội nguồn, lịch sử… Qua các chương trình này, ý thức của học sinh về môi trường sẽ được nâng cao. Từ đó các bạn sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh mình”, Nhân Nghĩa nói.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)