Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh hóa thân “nghệ sĩ” trong tiết học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Sm vai các ngh sĩ chèo, tung, ci lương, múa ri nưc, quan h, bng nhng trích đon n tưng, đc đáo, hc sinh lp 10, Trưng THPT Nguyn Hu Huân (TP. Th Đc) đã làm sng dy nhiu loi hình ngh thut dân gian truyn thng ca Vit Nam ngay trong tiết hc văn “Din xưng các loi hình sân khu truyn thng”.


Hc sinh th hin trích đon ci lương Tiếng trng Mê Linh

Tiết học với sự tham gia của học sinh 2 lớp 10D2 và 10A4, đã không chỉ làm mới những kiến thức trong bài 5 sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống với chủ đề: Tích trò sân khấu dân gian, mà còn là tiếng nói để giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân gian truyền thống.

Lp hc thành sân khu, hc sinh hóa thân ngh

Những trích đoạn cải lương Tiếng trống Mê Linh; trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa; vở múa rối Đánh cá bắt vịt… được học sinh hóa thân và thể hiện trong tiết học “ngọt” như những nghệ sĩ thực thụ.

Đóng vai Thi Sách trong trích đoạn cải lương Tiếng trống Mê Linh, Nguyễn Trần Thiên Nhi (học sinh lớp 10A4, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân) thể hiện tròn vai từ lời hát đến biểu cảm. Bạn cho biết, để diễn được trích đoạn này, cả nhóm đã phải tập luyện suốt 1 tháng trời vào những thời gian rảnh… “Không chỉ đơn thuần là xem video nghệ sĩ thể hiện và trình diễn lại, để có thể hát được trích đoạn cải lương này, em phải tìm đọc thêm nhiều về loại hình nghệ thuật cải lương. Vì chỉ khi hiểu thì mới có thể hát được”.

Sắm vai Thị Mầu trong trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa trong vở Quan Âm thị kính, Vương Bảo Trân (lớp 10A4, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân) vừa hát vừa múa, vừa biểu diễn như một nghệ sĩ chèo thực thụ. Để diễn được tròn vai Thị Mầu, Trân cho biết đã tham khảo phần thể hiện của NSND Thu Huyền và tập theo trong khoảng 1 tháng.

“Hát chèo đòi hỏi phải vừa hát, vừa múa và cả diễn nữa. Do vậy rất dễ bị hụt hơi. Thử thách sắm vai Thị Mầu đã mang đến cho em trải nghiệm thú vị trong việc học văn và tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Em mong rằng nhà trường sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động trải nghiệm môn học, từ đó sẽ lan tỏa được tình yêu nghệ thuật truyền thống đến giới trẻ…”.

Trong khi đó, để có thể đưa cả một sân khấu múa rối nước vào trong tiết học, nhóm của Nguyễn Ngọc Bảo Trân – lớp 10D2 đã phải rất công phu trong thiết kế, dàn dựng sân khấu, đưa nước vào trong bồn để biểu diễn múa rối. Các con rối do nhóm đi đặt, còn cây để múa rối lại được tự thiết kế.

Bảo Trân kể: Trước đây em chỉ xem múa rối trên ti vi, nghĩ rằng đơn giản nhưng khi biểu diễn mới thấy rất khó. Với tiết mục Thả cá bắt vịt, chúng em phải luyện tập rất nhiều lần, xem video do các nghệ sĩ múa rối biểu diễn để học hỏi. Khó nhất là phải giữ cho con rối nổi trên mặt nước và di chuyển vì con rối khi có nước vào rất nặng, rất khó để di chuyển.

“Được hóa thân, được trực tiếp thể hiện để học hỏi kiến thức ngay trong tiết học văn em thấy thú vị hơn rất nhiều so với việc học từ văn bản. Khi được trực tiếp biểu diễn múa rối, từ một người không biết gì về múa rối nước em đã có thêm nhiều hiểu biết về loại hình nghệ thuật này. Tiết học giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức về các loại hình nghệ thuật dân gian của dân tộc một cách sâu sắc, lan tỏa tình yêu nghệ thuật dân gian trong mỗi học sinh…” – Trân chia sẻ.

Gìn gi ngh thut truyn thng t trong nhà trưng

Chia sẻ về việc cho học sinh sắm vai, diễn xướng trong tiết học, cô Phan Thị Thoa (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân) cho hay, năm học trước khi dạy về nghệ thuật truyền thống, giáo viên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh về các loại hình này thông qua kiến thức trong sách giáo khoa và các video mà giáo viên tìm kiếm do các nghệ sĩ thực hiện. Tuy nhiên do chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết đơn thuần nên học sinh rất nhanh quên, không đọng lại điều gì đặc biệt trong các em bởi vốn dĩ nghệ thuật truyền thống đã rất xa lạ với học sinh.

“Việc đổi mới, các em được trực tiếp trải nghiệm sắm vai sẽ lan tỏa đến mỗi học sinh tình yêu về nghệ thuật truyền thống, khơi gợi lại sức sống cho các loại hình nghệ thuật này. Được hòa mình, hóa thân và sống trong không khí của từng loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các loại hình này, nhận thức được trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ” – cô Thoa chia sẻ.

Trong các văn bản ở sách giáo khoa đề cập đến các loại hình nghệ thuật dân gian là chèo, tuồng, múa rối nước. Tuy nhiên, với mong muốn cho học sinh tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật dân gian của miền Nam bộ, nghệ thuật cải lương được đưa thêm vào để cho học sinh có thêm cơ hội tìm hiểu về nghệ thuật dân gian gần gũi với đời sống các em.

Theo cô Thoa, học sinh được tự mình lựa chọn các trích đoạn đặc sắc cho từng loại hình sân khấu dân gian để tìm hiểu và thể hiện. Với mỗi tiết mục khiến giáo viên rất bất ngờ về năng lực của học sinh, vượt ra ngoài những kỳ vọng của giáo viên.

“Chúng ta vẫn hay nói học sinh không yêu nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng, thực tế là học sinh không có cơ hội nào để thể hiện, không có điều kiện để tìm hiểu. Rõ ràng, nếu giáo viên trao cho học sinh các cơ hội để các em được thể hiện thì mới thấy năng lực của học sinh là rất phong phú. Khi học sinh được giao nhiệm vụ, được đặt mình vào những trải nghiệm thì tình yêu nghệ thuật truyền thống trong các em mới được đánh thức, nhen nhóm. Để thể hiện được một tiết mục như vậy đòi hỏi các em phải biết vận dụng kiến thức thực tế, sự mày mò tìm hiểu. Các tiết mục thể hiện của học sinh sẽ được đánh giá vào cột điểm kiểm tra thường xuyên trong học kỳ 2” – cô Thoa nói thêm.

Điều đặc biệt, đi cùng với tiết học này, cô Phan Thị Thoa đã thực hiện một nghiên cứu về nguyên nhân, thực trạng và đề ra giải pháp cho sức sống của loại hình nghệ thuật truyền thống trên 164 học sinh 2 khối 10, 11. Theo khảo sát, có tới 15,9% học sinh không hứng thú với loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống; 72% học sinh cảm thấy… bình thường; Hầu hết học sinh đều chưa từng nghe qua về các nghệ sĩ thể hiện nghệ thuật dân gian truyền thống song lại thuộc tên về ca sĩ trẻ hiện nay.

“Những lý do khiến nghệ thuật truyền thống không được học sinh mặn mà, hứng thú là các em không có cơ hội được tìm hiểu; không có cơ hội được trải nghiệm mà chỉ dừng ở lý thuyết. Cũng trong khảo sát, các em đã nêu ra các giải pháp giúp bảo tồn và gìn giữ các nghệ thuật văn hóa truyền thống. Về phía trường học, học sinh mong muốn rằng nhà trường sẽ có nhiều câu lạc bộ thiên hướng khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống để học sinh có thêm cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, quảng bá các loại hình này; Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tăng cường các trải nghiệm gắn với văn hóa truyền thống… Các lễ hội, sân khấu về văn hóa truyền thống đến gần hơn nữa với học sinh… Những đề xuất của học sinh là điều mỗi nhà trường, giáo viên phải suy nghĩ để có những điều chỉnh phù hợp” – cô Thoa bày tỏ.

Khương Yến

 

Bình luận (0)