Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh học nghề sau THCS tăng chưa như kỳ vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Các trưng THCS ti TP.HCM đã có nhiu đi mi trong cách thc hưng nghip ngh cho hc sinh lp 9. T l hc sinh sau THCS ch đng r sang hưng hc ngh đã tăng song vn chưa đưc như k vng…


T l hc sinh sau THCS ch đng chn hc ngh đã tăng song vn chưa đưc như k vng. Trong nh: Hc sinh lp 9 tri nghim ngh bếp

Tng bưc thay đi quan đim ca ph huynh

Tại Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), thống kê bước đầu, mỗi năm toàn trường có khoảng 20% học sinh lớp 9 chọn học nghề sau THCS. Cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, kết quả này chưa phải là con số lý tưởng khi theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Dù vậy, kết quả này đã là sự chuyển biến rất lớn trong nhận thức của phụ huynh, học sinh. “Trước đây, phụ huynh thường không mặn mà khi nói đến học nghề sau THCS. Phụ huynh luôn cho rằng con mình tốt nghiệp lớp 9 còn quá nhỏ để học nghề, ra trường đi làm. Vì vậy, dù con có học yếu đến mấy cũng ráng cho thi tuyển sinh lớp 10, không đậu thì học THPT ngoài công lập, học GDTX, cùng lắm mới đi học nghề. Điều này không chỉ dẫn đến tỷ lệ chọi vào các trường THPT tăng cao, gây áp lực cho học sinh trong kỳ thi tuyển sinh mà nguy hiểm hơn là dẫn đến sự không phù hợp”, cô Trâm chỉ rõ.

Tuy vậy, cô Trâm đánh giá, vài năm trở lại đây, trước xu hướng đa dạng hóa của các ngành nghề đào tạo, sự “thay da đổi thịt” của các trường nghề cùng với công tác tư vấn hướng nghiệp theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” đã tác động và từng bước làm thay đổi nhận thức, tư duy và góc nhìn của phụ huynh về hướng học nghề sau THCS. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn chủ động đặt vấn đề với giáo viên chủ nhiệm về hướng học này cho con mình.

Từng có ý tưởng mang xưởng nghề vào trường THCS để học sinh được trải nghiệm, khám phá bản thân và lựa chọn đúng hướng đi sau THCS, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1) thừa nhận, khó khăn nhất cho các trường THCS khi định hướng phân luồng học sinh lớp 9 học nghề sau khi tốt nghiệp là sự hạn chế trong trải nghiệm về các ngành nghề của học sinh. Để khắc phục những hạn chế này, vài năm nay Trường THCS Minh Đức đã xây dựng đa dạng hoạt động hướng nghiệp, đề cao tính trải nghiệm của học sinh. Theo đó, ngoài các tiết học nghề, học sinh còn được tham gia vào các tiết học STEM trực tiếp làm quen với nhiều công cụ: cưa, đục, hàn…; được trải nghiệm làm vườn, trồng nấm. Đặc biệt, các trường trung cấp, cao đẳng sẽ trực tiếp đến trường tư vấn chuyên sâu cho học sinh, phụ huynh qua hình thức phân chia thành từng lĩnh vực ngành nghề gắn liền với thị trường lao động tại Q.1. “Nếu như chỉ nghe về lý thuyết nghề nghiệp, nhu cầu lao động của thị trường thì ở lứa tuổi 15 chưa “thoát ly” ra ngoài gia đình và nhà trường, học sinh khó hình dung được. Khi được trải nghiệm, các em sẽ có góc nhìn đúng đắn hơn về ngành nghề đó, công việc đó; đồng thời cũng khám phá được năng lực, sở thích của bản thân để hướng đến sự phù hợp”, cô An chia sẻ.

Từ những đổi mới trong công tác hướng nghiệp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 tại Trường THCS Minh Đức chủ động lựa chọn học nghề sau THCS đã có sự chuyển biến. Theo đó, từ mức chỉ khoảng 5-10% ở nhiều năm trước đây, hiện nay tỷ lệ này dao động từ 20-30%. “Mừng nhất là nhiều phụ huynh, học sinh đã thay đổi tư duy, quan điểm. Nhiều học sinh có sức học yếu đã mạnh dạn lựa chọn học nghề và được phụ huynh đồng tình, ủng hộ”, cô An bày tỏ.

Tăng chưa đưc như k vng

Những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp sau THCS tại TP.HCM được đẩy mạnh. Các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 được các trường THCS triển khai đa dạng thông qua nhiều hình thức như hướng nghiệp dưới cờ, hướng nghiệp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm và trong những tiết hướng nghiệp, chuyên đề, hướng nghiệp thực tế tại cơ sở nghề nghiệp… Từ quan điểm “bét lắm mới phải học nghề sau THCS”, hiện nay tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 rẽ sang hướng học nghề đã từng bước nâng lên cả về chất lẫn lượng. Theo kết quả phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường trung cấp chuyên nghiệp của Sở GD-ĐT TP.HCM, tỷ lệ này đã tăng lên từng năm. Nếu như năm học 2014-2015, con số này chỉ trên 4.000 học sinh; năm học 2015-2016 trên 5.200 học sinh; năm học 2016-2017 gần 5.900 học sinh; năm học 2017-2018 trên 6.200 học sinh thì đến năm học 2018-2019, con số đã lên mức hơn 6.400 học sinh… Hiện 100% trường THCS trên địa bàn thành phố đã xây dựng được chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương, có giáo viên tư vấn hướng nghiệp; hằng năm tổ chức ngày hội tư vấn phân luồng học sinh, thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động, kết nối các trường phổ thông ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn để định hướng phân luồng học sinh.

TS. Nguyễn Đặng An Long (Chánh Văn phòng Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM) nhận định, những năm qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp, mạng lưới các trường chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập của thành phố đều có những bước phát triển, quy mô đào tạo không ngừng mở rộng, cơ sở vật chất được bổ sung, xây dựng; đội ngũ quản lý, giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn… Những chuyển biến này đã góp phần tích cực cho công tác phân luồng học sinh phổ thông vào các trường trung cấp chuyên nghiệp. Dù vậy, tỷ lệ học sinh sau THCS vào học các trường dạy nghề còn thấp, chưa được như kỳ vọng. Trong khi đó, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) cho biết, quan điểm của phụ huynh, học sinh về học nghề sau THCS dù đã thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ; việc giảng dạy tại các trường nghề chưa có nhiều đổi mới để thu hút người học… là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh sau THCS chọn học nghề còn thấp.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)