Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh khó khăn không thiếu SGK

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù thi gian ngh hè còn ti 2 tháng, nhưng mt s trưng hc ti Qung Nam và Đà Nng đã ch đng lên phương án đ xut h tr sách giáo khoa (SGK) cho hc sinh thuc din khó khăn 3 khi 1, 2 và 6. Đây là các khi s dng chương trình, SGK mi trong năm hc 2021-2022 vi mc tiêu không đ hc sinh đến trưng thiếu SGK.


Hc sinh lp 1 trên đa bàn qun Liên Chiu (Đà Nng) đưc tng sách giáo khoa trong năm hc 2020-2021

Theo đó, để chuẩn bị cho năm học mới, ngoài các hoạt động tập huấn giáo viên chuẩn bị cho chương trình, SGK mới, các huyện miền núi ở Quảng Nam đang lập tờ trình gửi UBND tỉnh đề xuất sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để mua SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, ông Đặng Văn Thuận (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My) cho biết huyện đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề xuất sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để mua SGK cho học sinh 3 khối: 1, 2 và 6. Nguyên nhân đề xuất là do qua rà soát từ các trường tiểu học, số SGK lớp 1 của năm học 2020-2021 sử dụng lại được rất ít vì các em học sinh còn nhỏ, ý thức giữ gìn chưa tốt, bên cạnh đó thời tiết khắc nghiệt cũng khiến sách nhanh chóng hư hỏng.

Theo ông Thuận, huyện Nam Trà My có khoảng 98% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, ngành giáo dục kiến nghị trang bị SGK cho 100% học sinh của 3 khối kể trên. Đây là 3 khối sẽ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học tới. “Nếu chỉ huy động từ nguồn xã hội hóa, kêu gọi các nhà xuất bản hoặc các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thì sẽ khó để cho 100% học sinh có đủ đầu sách theo bộ sách đã được UBND tỉnh phê duyệt. Vì vậy, chúng tôi chọn giải pháp đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí”, ông Thuận nói. Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Tú (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bắc Trà My) cho biết đơn vị cũng đã đề xuất UBND huyện trích kinh phí để hỗ trợ mua SGK cho 100% học sinh 3 khối: 1, 2 và 6. Đây là 3 khối có thay đổi về SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học tới. Bắc Trà My là huyện miền núi có đa phần đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn nên hàng năm ngành giáo dục huyện luôn chú trọng chăm lo cho học sinh, không để các em thiếu SGK cũng như nỗ lực không để học sinh nghèo phải nghỉ, bỏ học giữa chừng.

Đ chun b cho năm hc mi, ngoài các hot đng tp hun giáo viên chun b cho chương trình, SGK mi, các huyn min núi  Qung Nam đang lp t trình gi UBND tnh đ xut s dng kinh phí t ngun ngân sách tnh đ mua SGK cho hc sinh có hoàn cnh khó khăn.

Mặc dù nằm ở thành phố lớn, nhưng quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) có rất nhiều học sinh là con em công nhân lao động tự do. Đời sống của họ còn nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thanh Lịch (Phó Trưởng phòng, phụ trách Phòng GD-ĐT quận Liên Chiểu) cho biết phòng đã xây dựng kế hoạch với mục tiêu không để học sinh khó khăn thiếu SGK sau khi khai giảng năm học mới. Để chủ động, phòng yêu cầu các trường TH và THCS trong quá trình triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 1 và lớp 6 thống kê danh sách những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng danh sách lớp 2 đã có sẵn, phòng sẽ xây dựng kế hoạch để huy động các nguồn hỗ trợ.

Trước đó, năm học 2020-2021, toàn quận có 87 học sinh lớp 1 thuộc diện khó khăn, Phòng GD-ĐT quận đã kêu gọi ủng hộ để đảm bảo 100% học sinh có đủ đầu SGK lớp 1. Theo ông Lịch, năm học 2021-2022 sắp tới, khi Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện cuốn chiếu ở cả 3 khối nên dự kiến số học sinh cần hỗ trợ SGK sẽ nhiều hơn. “Phòng GD-ĐT quận Liên Chiểu đã kêu gọi sự chung tay hỗ trợ từ Hội Khuyến học và Hội Cựu giáo chức quận. Ngoài ra, có một số cá nhân sẽ ủng hộ kinh phí để tặng SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thêm vào đó là sự góp sức từ ban đại diện cha mẹ học sinh các trường. Chúng tôi hy vọng các em học sinh sẽ có đủ SGK trước khi năm học mới bắt đầu”, ông Lịch nói.

Bài, ảnh: Hàn Giang

 

Bình luận (0)