Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Học sinh làm kịch nói về bệnh trầm cảm

Tạp Chí Giáo Dục

S đng cm và yêu thương s là đng la giúp ngưi bnh vưt qua khó khăn, chiến đu giành li chính mình. T đó, nhng suy nghĩ tiêu cc s không có cơ hi xy ra và mi th s tr nên tt đp.


Hương b mc bnh trm cm

Đó chính là những gì mà các em học sinh trong CLB Kịch, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh) gửi gắm trong vở kịch “Triệu chứng cuối cùng” vừa công diễn tại Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM.

Da vào chuyn có tht

Sau gần 5 tháng chuẩn bị, vở kịch “Triệu chứng cuối cùng” đã được công diễn phục vụ các em học sinh và phụ huynh. Với độ dài 150 phút, vở kịch có nội dung và góc nhìn chân thực, phản ánh những trở ngại về tâm lý mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải. Dù gặp vấn đề nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có thể nhận ra sự bất thường của mình.

Cụ thể, trong vở kịch nói về một nữ sinh học lớp 12 tên Hương có triệu chứng bệnh tâm lý. Câu hỏi đặt ra là nhân vật sẽ sống như thế nào? chọn cách giải thoát hay chiến đấu với chính mình để vượt qua bệnh tật? Thông qua sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, nhân vật đã “bừng tỉnh” và giành lại chính mình. Vở kịch kết thúc có hậu.

Em Trần Hoàng Thạch Thảo (quyền chủ nhiệm CLB Kịch) cho biết, “Triệu chứng cuối cùng” dựa vào những trải nghiệm có thật đang xảy ra trong xã hội. “Triệu chứng cuối cùng” có hai ý nghĩa. Thứ nhất, triệu chứng cuối cùng của người bệnh trầm cảm đó là tự tử để giải thoát cuộc đời. Thứ hai, triệu chứng cuối cùng cũng có thể là kết thúc quá trình đấu tranh tâm lý để vượt qua bệnh tật, chiến đấu với chính mình qua các hành động như: Khóc, buồn… và rồi họ sẽ sống tiếp với cuộc đời mới khỏi bệnh, khỏe mạnh.


Hương đến trưng đi hc vi bn bè

Theo Thạch Thảo, để hoàn thành vở kịch này, các thành viên đã lên ý tưởng từ tháng 4. Trải qua quá trình chuẩn bị, tới tháng 9 vở kịch mới hoàn thiện và công diễn. “Trong khoảng thời gian đó, chúng em mất gần 2 tháng mới hoàn thành kịch bản, sau đó gửi cho các thành viên trong CLB tập luyện để chọn ra diễn viên phù hợp cho từng vai diễn. Thời gian còn lại chúng em liên hệ thiết kế sân khấu, âm thanh, đạo cụ… Có những hôm chúng em phải thức tới 11 giờ khuya để chuẩn bị cho vở kịch của mình. Dù vậy nhưng chúng em rất vui vì cuối cùng cũng hoàn thiện sản phẩm”, Thảo cho biết.

Các thành viên cho biết, các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện vở kịch. Đầu tiên là diễn xuất, sau đó là kịch bản. Vì các thành viên cùng nhau viết nên mỗi người có những ý kiến, quan điểm khác nhau. Bên cạnh đó, việc thiết kế sân khấu cũng là một khó khăn lớn. “Chúng em muốn tả thực, kể câu chuyện có thật nên phải thiết kế sân khấu sao cho đúng với chủ ý, từng đạo cụ cũng đều phải thật nhất có thể để người xem cảm nhận vở diễn một cách trọn vẹn”, Thảo cho biết.

Qua vở kịch, các thành viên trong CLB Kịch cũng học hỏi được nhiều điều. “Vở kịch giúp chúng em phát triển kỹ năng chuyên môn vì đảm nhận vai trò khác nhau. Điều đặc biệt, trong quá trình làm việc, chúng em cũng nhận ra được những bất ổn về tâm lý của nhau đó là những lúc cãi vã, mâu thuẫn vì công việc. Từ đó chúng em hỗ trợ nhau để vượt qua khó khăn, vượt qua rào cản về tâm lý”, Thảo nói.

Cn s đng cm, yêu thương

Trầm cảm là chủ đề nhạy cảm nên việc đưa lên sân khấu sao cho không bị lệch ý nghĩa cũng là một thách thức đối với các thành viên trong CLB Kịch. “Chúng em làm vở kịch này để phản ánh thực trạng mà các bạn trẻ đang gặp phải qua đó kêu gọi gia đình, nhà trường hãy quan tâm và cùng nhau giúp đỡ những bạn không may gặp phải tình trạng như vậy giúp các bạn sớm vượt qua, không xảy đến những sự việc đáng tiếc. Nếu làm không khéo, vở kịch này có tác dụng ngược, làm người xem hiểu nhầm. Vì vậy, chúng em phải chuẩn bị rất kỹ. Từng diễn viên, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng đều được chuẩn bị rất kỹ”, Thảo chia sẻ.

Hiện nay, bệnh trầm cảm xảy ra phổ biến ở người trẻ. Chứng bệnh này không được phát hiện sớm cũng như không nhận được sự sẻ chia, đồng hành của người thân, bạn bè sẽ khiến người bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành động làm hại bản thân.


Hương đưc bn bè đng cm, chia s

Thy Nguyn Mnh Duy (ging viên Trưng ĐH Sân khu – Đinh TP.HCM) nhn xét: “Tôi thy các em rt dũng cm và liu lĩnh. Cái dũng cm là các em dám nói lên nhng vn đ ln ca thế h tr. Cái liu lĩnh là dù các em chưa rành v kch nhưng đã dám thc hin v kch dài, ni dung nng tâm lý. Tuy nhiên, các em cn phi hc thêm, rèn luyn thêm và kêu gi nhiu s giúp đ đ có th lan ta thông đip ca các em”.

Thông điệp mà các em trong CLB Kịch muốn gửi đến người xem đó là khi phát hiện người đang mắc bệnh trầm cảm không nên tránh xa mà phải quan tâm, chia sẻ với họ. Khi người bệnh được quan tâm, chia sẻ, họ sẽ không cảm thấy bị cô đơn mà còn có thể sớm hồi phục bệnh tình. Sự yêu thương, đồng cảm không chỉ có ở cha mẹ, người thân mà còn ở thầy cô, bạn bè. “Sự yêu thương dễ nhưng thể hiện ra lại khó. Vì vậy, chúng ta phải học thì mới có thể yêu thương một cách đúng đắn”, một thành viên trong CLB chia sẻ.

Theo dõi xuyên suốt vở kịch, cô Trần Thị Mỹ Tâm (phụ huynh học sinh) chia sẻ: “Xem vở kịch tôi thấy rất xúc động. Qua vở kịch, tôi sẽ để ý đến con nhiều hơn để hỗ trợ và giúp đỡ con khi gặp khó khăn cũng như sớm phát hiện những thay đổi bất thường của con về mặt tâm lý”. 

Các thành viên trong CLB Kịch cho hay, sau thành công của vở kịch “Triệu chứng cuối cùng”, CLB có định hướng sẽ là nơi để hỗ trợ về mặt tâm lý cho các bạn học sinh cũng như phụ huynh trong trường. “Chúng em sẽ có những bài viết truyền thông về các đơn vị hỗ trợ tâm lý như: Thông tin về số điện thoại, trang web, Facebook… để ai có nhu cầu có thể liên hệ để được hỗ trợ”, Thảo khẳng định.

Thúy Kiu

Bình luận (0)