Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh làm theo lời Bác

Tạp Chí Giáo Dục

“Tìm hiu Di chúc ca Bác” là hot đng đã và đang to đưc sc lan ta trong đông đo hc sinh Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) trong năm hc này. Bên cnh ging dy kiến thc, đây đưc coi là mt trong nhng nhim v chiến lưc trng tâm ca nhà trưng, nm trong mc tiêu giáo dc đo đc li sng cho hc sinh thông qua “Hc tp và làm theo tm gương đo đc, phong cách H Chí Minh”.

Cô trò Trưng THCS Nguyn Du tìm hiu v Bác ti thư vin trưng

Theo đó, “Tìm hiểu Di chúc của Bác” được triển khai đồng bộ xuyên suốt năm học cho 28 chi đội lớp trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Các lớp sẽ thực hiện tìm hiểu nội dung về Di chúc của Bác gắn liền với lứa tuổi học sinh; Thi kể chuyện về Bác; Thi văn nghệ về Bác; Vẽ tranh chủ đề về Bác… Đồng thời rút ra những bài học cho bản thân. “Tùy theo từng đối tượng học sinh các khối lớp, các em sẽ lựa chọn những chủ đề phù hợp. Ví dụ, học sinh khối lớp 6, các em có thể lựa chọn hình thức văn nghệ, vẽ tranh thì học sinh khối lớp 9, các em lại lựa chọn phân tích nội dung của Di chúc áp dụng trong độ tuổi của mình… Giáo viên chủ nhiệm sẽ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn học sinh trong những tiết sinh hoạt ý nghĩa này”, cô Lê Thị Quy Thục (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Theo cô Thục, đây là nội dung đã được nhà trường đưa vào sinh hoạt trong các liên đội từ năm học trước. Với tính giáo dục cao, thiết thực và lan tỏa, năm học này nhà trường tiếp tục tăng cường đẩy mạnh, đồng thời coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. “Trong Di chúc của Bác, Người có nhắc nhở đến việc đào tạo thế hệ trẻ. Từ sự quan tâm này, các em học sinh phải nhận thức, ý thức được trách nhiệm, vai trò quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ đất nước. Không chỉ học từ Di chúc của Bác, chính tấm gương đạo đức, phong cách của Bác cũng là kim chỉ nam, là những bài học giáo dục rất gần gũi mà mỗi học sinh có thể học, áp dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình”, cô Thục nhấn mạnh.

Từ khi hoạt động được triển khai, thư viện trường thường xuyên “đón nhận” một lượng lớn học sinh đến tìm hiểu những tư liệu về Bác trong giờ ra chơi, sau giờ học. Song song đó, “làn sóng” thi đua rèn luyện giữa học sinh cũng xuất hiện. “Chúng em luôn nói với nhau nên làm những điều tốt. Có thể là giúp đỡ bạn, giúp đỡ cha mẹ, là thấy rác thì nhặt, bảo vệ môi trường…”, Trần Quang Vinh (lớp 9/6) chia sẻ. Nhằm chuẩn bị cho tiết sinh hoạt “Tìm hiểu Di chúc” của lớp sắp tới, Vinh cùng nhóm bạn đã lên thư viện để tìm kiếm tư liệu về Bác. Nam sinh cuối cấp cho hay, bản thân và bạn bè rất háo hức mong chờ đến tiết sinh hoạt để được lắng nghe nhiều câu chuyện thú vị về Bác. “Nói về Bác thì có rất nhiều câu chuyện, bài học sâu lắng. Em ấn tượng nhất là câu chuyện “Hai bàn tay”. Khi người bạn hỏi Bác rằng đi sang Pháp bằng cách nào, Bác đã xòe hai bàn tay ra và nói rằng bằng hai bàn tay. Mọi thứ đều bắt đầu từ sức lao động của mình. Việc học cũng vậy, phải có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng thì mới có thể đạt được kết quả cao”, Vinh bày tỏ.

Với Tô Quỳnh Chi (lớp 8/8, Liên đội phó nhà trường), các tiết sinh hoạt về Bác mang ý nghĩa rất sâu sắc, là cơ hội để mỗi học sinh hiểu hơn về Bác, về con người cũng như sự nghiệp cách mạng để từ đó có trách nhiệm hơn trong học tập và cuộc sống, yêu hơn hòa bình dân tộc. “Đơn giản chỉ là bài học về đức tính giản dị của Bác qua câu chuyện đôi dép cao su. Câu chuyện không chỉ nhắc nhở mỗi học sinh về đức tính giản dị mà còn là sự khiêm nhường và tôn trọng người khác. Biết cư xử đúng mực với bạn bè, không lấy vật chất ra để đánh giá người khác”.

“Ngày nay, sức đề kháng, hệ miễn dịch của học sinh rất yếu. Các em có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin nhưng cũng dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, xao động trước nhiều cám dỗ như sử dụng bóng cười, chất kích thích, nhận thức sai lệch trong việc học tập và nỗ lực rèn luyện bản thân. Từ hình mẫu của Bác, từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, cùng với sự giáo dục của thầy cô, nhà trường hy vọng sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, kéo các em đến với lý tưởng sống và những hành động đẹp để rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách, hình thành nên những mục tiêu học tập đúng đắn”, cô Thục nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)