Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh lớp 1: Rèn nếp trước, dạy chữ sau

Tạp Chí Giáo Dục

“Đi vi tr va vào lp 1, điu quan trng nht không hn là tâm lý các em mà chính là tâm lý… ca ph huynh. Ch khi tâm lý ph huynh bình tĩnh, n đnh thì mi n đnh đưc tâm lý các em”, đó là chia s ca cô Nguyn Th Thanh Huyn (giáo viên Trưng TH Bình Tr 2, Q.Bình Tân, TP.HCM) trưc thm năm hc mi.

Giáo viên Trưng TH Nguyn Bnh Khiêm (Q.1) hân hoan chào đón các em hc sinh lp 1

Theo nhiều giáo viên tiểu học, với học sinh lớp 1, thầy cô chưa vội rèn chữ, mà trước hết là rèn nếp, rèn đạo đức cho các em.

Cha m đng biến ni s ca mình thành ni s ca con

Năm học này là lần thứ hai chị Hoàng Thu Hiền (ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) sống trong cảm giác thấp thỏm hồi hộp, đầy lo âu. Lần đầu tiên, cách đây 4 năm khi con trai đầu của chị vào lớp 1. Và lần này là cô con gái út nối gót theo anh, cảm giác của chị vẫn vẹn nguyên như thế.

Hôm đưa con gái đến trường nhận lớp, nhìn ánh mắt con lạc lõng giữa hàng dài bè bạn, nước mắt chị Hiền muốn chảy ra. Chị sợ con “chưa đủ lớn” để ngồi chung cùng bè bạn, sợ con “bị bạn ăn hiếp”, sợ con “chưa biết cách tự bảo vệ mình”, rồi sợ thầy cô giáo “không quan tâm đến con như mình quan tâm”. Và trên hết, chị sợ “con lạc giữa đám đông, chị không nhìn thấy con”…

Không riêng gì chị Hiền, những ám ảnh trên là nỗi sợ cố hữu mà hàng triệu phụ huynh đang phải đối mặt trong những ngày tựu trường năm học mới.

Chuyên gia tâm lý giáo dục Lê Khanh (Giám đốc Công ty Giáo dục Kids Time) cho rằng thực chất cha mẹ đang biến nỗi sợ của mình thành nỗi sợ của con. Tất cả học sinh lớp 1, các em đều tinh nguyên như tờ giấy trắng. Được đến trường, được vui chơi, được có nhiều bè bạn…, các em hẳn sẽ không buồn, mà ngược lại là rất vui vẻ. Nhưng chính cha mẹ đã vô tình “gieo” những lo âu, băn khoăn của người lớn vào lòng các em, để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi giữa trường học. “Điều mà phụ huynh nên làm đó là hãy tạo ra tâm thế vui vẻ để con đi học, để con ham thích được đến trường. Thay vì bịn rịn chia tay con, phụ huynh hãy nói với con rằng: con đang sướng lắm nhé, con được vui chơi cùng bè bạn, con được thầy cô yêu thương – điều này mẹ muốn cũng không được”, chuyên gia Lê Khanh chia sẻ.

Nhà trưng luôn dành cho tr nhng điu tt đp nht

Lễ đón học sinh lớp 1 tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) diễn ra trong không khí tựa như sự kiện chào đón… diễn viên dự liên hoan phim. Thảm đỏ được trải dài từ ngoài cổng lên đến tận sân khấu – nơi các em ngồi. Ngoài cổng chính, Ban Giám hiệu đứng chờ với nụ cười tươi rói đón các em cùng với phụ huynh. Trong sân trường, trải dài hai bên thảm đỏ, các giáo viên với hoa và quà, tặng và ôm từng học sinh bước vào trường. Trên sân khấu, các em được ngồi riêng với phụ huynh để có cơ hội làm quen với bạn bè và thầy cô. Sau buổi lễ, các em được sinh hoạt lớp cùng với thầy cô giáo chủ nhiệm.

“Nhà trường luôn dành cho các em những điều tốt đẹp nhất”, cô Lâm Hồng Lãm Thúy (Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm) nói. Theo cô Thúy, sự trang trọng mà nhà trường dành cho học sinh lớp 1 là nhằm mong muốn tạo cho các em và phụ huynh cảm giác an toàn. Xóa tan những khoảng cách bỡ ngỡ ban đầu. Để phụ huynh hiểu được rằng, nhà trường rất trân trọng các em, hãnh diện khi được chào đón các em. Trên hết, đó là dạy cho các em bài học đạo đức đầu tiên về lễ nghĩa. Các em đến trường, thầy cô chào các em, thầy cô dành cho các em sự đón tiếp nồng hậu. Đó là câu chào, câu hỏi, câu cảm ơn…

Xuyên suốt buổi lễ, cô hiệu trưởng không nói quá nhiều về nội quy trường lớp bởi sợ sẽ tạo ra “nỗi sợ” cho các em. Ngược lại chỉ là những câu chỉ dẫn dí dỏm, hướng dẫn các em cách làm quen với môi trường mới, cách sử dụng nhà vệ sinh, sử dụng giấy và nước tiết kiệm như thế nào, các kỹ năng an toàn, không đi theo người lạ… xen lẫn với chương trình nghệ thuật.

Ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên

+ Cô Võ Thị Trúc Mai (Hiệu trưởng Trường TH Vàm Cỏ Đông, Q.8, TP.HCM):

Thật ra phải mất ít nhất là hai tuần đầu, các em học sinh lớp 1 mới có thể quen bạn bè, trường lớp, thầy cô. Lên lớp 1, các kỷ luật đặc biệt khác với bậc mầm non. Các em phải ngồi bàn, phải đi nhà vệ sinh tách biệt với lớp học, tập xếp hàng, nghe hiệu lệnh. Trong giờ học, chuyện các em đang ngồi trên ghế rồi bỏ xuống đất ngồi, hay chạy ra ngoài chơi… là bình thường. Bên cạnh đó, các em cũng chưa làm quen được với đồ dùng học tập. Giai đoạn này, nhà trường và thầy cô rất cần sự đồng hành của phụ huynh trong việc phối hợp để uốn nắn nền nếp cho các em.

+ Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/8, Trường TH Bình Trị 2, Q.Bình Tân, TP.HCM):

Phụ huynh học sinh lớp 1 luôn lo sợ giáo viên không nhìn thấy con mình. Mọi trẻ đều là những nhân tố rất đáng yêu, vì vậy phụ huynh yên tâm rằng lúc nào thầy cô cũng nhìn thấy các em. Phụ huynh nên để cho con học kỹ năng tự phục vụ, đơn giản chỉ là để con tự xách cặp. Phụ huynh hãy để con được nói, thậm chí là được làm sai, đừng lấy thầy cô giáo ra để làm “ông kẹ” dọa con, như vậy sẽ khiến con sợ thầy cô, sợ đến trường. Điều nữa là phụ huynh đừng sốt ruột, hãy luôn trong tâm thế chờ đón sự thay đổi của con mỗi ngày, đừng so sánh con với bạn bè và cũng chưa vội để mong con hơn bạn.

+ Cô Phan Thị Ánh Hiệp (Hiệu trưởng Trường Mầm non 15, Q.Tân Bình, TP.HCM):

Học sinh lớp 1 vừa chuyển từ bậc mầm non qua, các em còn rất non nớt khi có thể làm quen với môi trường mới. Để các em thích nghi dần, phụ huynh hãy luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, để các em mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui.

Đ Yến (ghi)

Đó đây vẫn còn những ánh nhìn thảng thốt kiếm tìm, vẫn còn những tiếng khóc gọi mẹ, gọi ba nhưng chúng tôi nhìn thấy trong ánh mắt các em, và cả phụ huynh đã vơi bớt sự bất an, hoang mang.

Đng nóng vi… rèn ch

Trước buổi lễ chào đón, phụ huynh học sinh lớp 1 Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có hẳn một buổi họp cùng với Ban Giám hiệu nhà trường chỉ để… ổn định tâm lý. Theo cô Lâm Hồng Lãm Thúy, với học sinh lớp 1, phụ huynh đừng quá quan trọng chuyện điểm số bởi mỗi trẻ đều có năng lực, phẩm chất riêng. Khi đánh giá các em, đừng dùng những suy nghĩ, năng lực mà mình mong muốn áp đặt lên các em. Đặc biệt, phụ huynh đừng nôn nóng khi nhìn vào kết quả mà các em đạt được, vô hình sẽ tạo áp lực cho con. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải có một cái nhìn khách quan, thấu hiểu khi đánh giá giáo viên để cùng đồng hành giáo dục các em.

“Phải mất một thời gian giáo viên chỉ dạy các em làm quen với trường với lớp. Đặc biệt là rèn các em vào nền nếp. Khi các em đã yêu trường, yêu lớp rồi thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Với học sinh lớp 1, phải rèn nếp trước, sau đó mới đến rèn chữ”, cô Thúy nhấn mạnh.

Quang Long

 

Bình luận (0)