Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Học sinh lớp 10 chế tạo máy cảnh báo ngập nước

Tạp Chí Giáo Dục

Khi nưc mưa hoc nưc sông tràn vào nhà dân thì chiếc máy s thông báo cho gia ch biết bng còi báo đng. Sau đó, thiết b s t đng rút nưc t nơi ngp đưa đến h thng thoát nưc đng nưc nơi b ngp rút đi, không gây thit hi cho ngưi dân.

Lê Tun Kit gii thiu máy cnh báo ngp nưc

Đây là tính năng của chiếc máy cảnh báo ngập nước do em Lê Tuấn Kiệt (học lớp 10C5 Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn, TP.HCM) sáng chế với sự hỗ trợ của hai người bạn Lê Thị Thủy Tiên và Lâm Mỹ Ngân (học lớp 10C8 cùng trường).

Hằng năm, vào độ tháng 7, tháng 8 nước triều sẽ dâng cao, những ngôi nhà gần mé sông, rạch hoặc có nền đất thấp sẽ bị ngập nước. Nếu sự cố xảy ra vào ban ngày thì người dân còn kịp phát hiện và báo cho nhau biết để di dời đồ đạc, còn xảy ra vào ban đêm hoặc những lúc người dân không có ở nhà sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản: nhẹ thì một số đồ đạc trong nhà hư hỏng, còn nặng là cả ngôi nhà sẽ chìm trong biển nước hoặc bị sạt lở, cuốn trôi… Từng chứng kiến cảnh tượng này, Tuấn Kiệt luôn trăn trở làm sao để giúp bản thân em cũng như người dân không còn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi đến mùa nước nổi hoặc mùa mưa.

Máy cnh báo ngp nưc đưc chế to t nhng vt liu đơn gin vi chi phí… 200 ngàn đng

Cách đây không lâu, Huyện đoàn Hóc Môn tổ chức một cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh trên địa bàn. Được thầy cô và bạn bè hỗ trợ, Tuấn Kiệt quyết định sáng chế chiếc máy cảnh báo ngập nước mini bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm. Chiếc máy gồm máy bơm, rơ le, pin, tấm ván, bồn chứa nước, ống nước, cảm biến, còi báo hiệu, công tắc… với tổng chi phí khoảng 200 ngàn đồng. Theo Tuấn Kiệt, khi mực nước dâng cao, thiết bị sẽ nhận biết và thông báo cho người dân. Sau đó, thiết bị sẽ tự động bơm nước từ nơi ngập đưa đến hệ thống thoát nước như bồn chứa, sông, rạch… để giảm ngập nước. “Nếu chúng ta truyền nước đến bồn chứa và dự trữ lại thì có thể sử dụng để làm nước tưới tiêu khi đến mùa hạn, giúp tiết kiệm lượng nước và những chi phí khác”, Tuấn Kiệt cho biết. Ưu điểm của máy là không cần sử dụng điện, chỉ sử dụng pin, vì vậy, nếu nhà nào không có điện thì cũng không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của máy. Ngoài ra, máy còn có thể phát ra âm thanh như “nước ngập, nước ngập” hay “nước ngập rồi”… nếu được thu âm từ giọng nói của con người, sau đó lập trình cho chiếc máy, giúp máy có chức năng độc đáo hơn. Thầy Nguyễn Hữu Toàn (Tổ trưởng Tổ tin – công nghệ, giáo viên hướng dẫn Tuấn Kiệt) cho biết ngoài giờ học, tranh thủ những lúc rảnh rỗi Tuấn Kiệt cùng Thủy Tiên và Mỹ Ngân tập trung thảo luận và làm sản phẩm. Phải mất hơn 1 tháng các em mới hình thành được ý tưởng, lựa chọn chất liệu phù hợp và cho ra đời sản phẩm. Để có chi phí thực hiện, các em được nhà trường và các thầy cô hỗ trợ. Sau khi hoàn thành, sản phẩm chỉ mất khoảng 200 ngàn đồng. Dù máy còn một số hạn chế nhưng với khả năng của học sinh thì đây là sản phẩm thiết thực, giúp người dân nhận biết sớm và hạn chế được tình trạng ngập nước khi triều cường dâng cao.

Tuấn Kiệt và hai người bạn cho biết, nếu có điều kiện và thời gian, nhóm sẽ cải tiến thêm để máy hoạt động hiệu quả hơn. Khi ấy, máy sẽ được lắp đặt từ những vật liệu tốt hơn, hoạt động bền hơn và còi báo hiệu sẽ báo khoảng 10 giây rồi tự động tắt, sau đó báo lại liên tục chứ không chỉ báo một lần như hiện tại để giúp người dân chủ động trong việc phòng tránh ngập nước, hạn chế hư hao tài sản.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)