Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh lớp 3 học toán qua… bài học lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Hc toán thông qua các bài hc lch s, giáo dc đa phương, STEM là cách mà hơn 300 hc sinh khi lp 3 Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) va tri nghim trong ngày hi “Lch s hào hùng – vui cùng toán hc” do trưng t chc.


Hc sinh gii thiu các anh hùng lch s qua video

Tại ngày hội, học sinh không chỉ được học về kiến thức lịch sử mà còn ôn lại, vận dụng kiến thức toán đã học để giải quyết các vấn đề thực tế như thiết kế khung tranh, đo chu vi mặt bàn, viên gạch, bậc thềm tại sân trường, lớp học.

Sm vai tuyên truyn viên

Trong ngày hội, câu chuyện về các anh hùng lịch sử như Trần Văn Ơn, Lý Tự Trọng, Lương Thế Vinh, Tô Vĩnh Diện, Vừ A Dính, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Thánh Gióng đã được tái hiện đầy sinh động bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh thông qua video giới thiệu được học sinh các lớp hóa thân thành tuyên truyền viên chia sẻ.

Lựa chọn nhân vật Anh hùng Phan Đình Giót để giới thiệu đến bạn bè trong khối, Vũ Khánh An và Bùi Chí Hiếu (học sinh lớp 3/7) cho biết: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, anh Phan Đình Giót đã dùng thân mình để lấp lỗ châu mai, mở đường cho quân ta xông lên, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong khi đó, Trần Nguyễn Mai Thy và Phạm Thị Minh Diệp (học sinh lớp 3/4) lại giới thiệu về Anh hùng Tô Vĩnh Diện – người đã dùng thân mình chèn vào càng pháo, ghìm giữ không cho khẩu pháo cao xạ 37mm bị lăn xuống vực trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tương tự, Nguyễn Trần Minh Anh (học sinh lớp 3/6) giới thiệu video của lớp với nhiều cảm xúc về Anh hùng Bế Văn Đàn – người đã lấy thân mình làm giá súng để đồng đội tiếp tục chiến đấu, làm nên thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ…

Hc toán… quanh sân trưng

Sau phần học lịch sử đầy thú vị, bài học toán về chu vi các hình học được học sinh ôn luyện lại đầy hào hứng qua trò chơi bằng ứng dụng phần mềm Quizizz. Với 10 câu hỏi trắc nghiệm về các kiến thức toán đã học, học sinh sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối wifi, truy cập vào đường link thử tài trả lời câu hỏi, ôn luyện lại kiến thức.


Các em hc sinh vn dng kiến thc toán hc đ làm khung tranh

Phần thú vị nhất trong tiết học đó là khi học sinh được trải nghiệm các trạm trong sân trường để học thông qua chính các trải nghiệm. Với 6 trạm trải nghiệm, qua từng trạm, các em được vận dụng kiến thức bài học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Theo đó, ở trạm 1, các em sử dụng mảnh ghép có sẵn dạng các hình ghép thành bức tranh để rèn kỹ năng nhận biết hình học; với trạm 2, qua việc giải các bài toán hình học có sẵn trong phiếu và kiểm tra kết quả giúp học sinh ôn lại các kiến thức bài học cũ. Trong khi đó, tại trạm 3, học sinh sử dụng những vật dụng tái chế như que gỗ, ống hút… đo đạc để làm thành khung tranh, gắn bức tranh về gia đình; với trạm 4 mang tên “Thách thức tư duy”, học sinh vận dụng kiến thức để ước lượng và tính chu vi các vật có hình chữ nhật, tam giác, tứ giác, hình vuông mà các em bắt gặp trong sân trường. Đặc biệt, tại trạm 5 và trạm 6, thông qua các trò chơi vận động, học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu “Tải đạn lên mâm” và đua xe thế năng trong trải nghiệm “Chiếc xe tăng thần tốc” để gắn với các bài học lịch sử…

Cô Trần Mỹ Trang (Tổ trưởng chuyên môn khối lớp 3) chia sẻ, không chỉ là toán học, ngày hội được tích hợp nhiều bộ môn khác như mỹ thuật, STEM, hoạt động trải nghiệm, giáo dục địa phương, giáo dục thể chất… Dựa vào kiến thức toán học về chu vi các hình đã học trên lớp, học sinh vận dụng để thực hiện các yêu cầu đặt ra trong ngày hội qua từng trạm, như làm khung tranh, giải các bài toán, đo chu vi mặt bàn, viên gạch lát sân trường, bậc thềm lớp học… “Trong chương trình môn toán có tiết thực hành, tuy nhiên, thay vì trải nghiệm riêng lẻ từng lớp thì khối 3 đã thống nhất đưa các em trải nghiệm trong ngày hội, mở rộng không gian lớp học ra sân trường, có sự tham gia của ba mẹ vào học cùng con, vì thế tạo không khí lớp học thêm vui tươi, phấn khởi; học sinh thêm hào hứng tham gia các hoạt động với sự đồng hành của ba mẹ. Thay vì học các bài toán đơn điệu trên lớp, qua ngày hội, học sinh được học thông qua trò chơi, hoạt động trải nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin để trả lời các câu hỏi…, kiến thức toán học được tái hiện một cách nhẹ nhàng, gần gũi, vì thế mà các em hiểu hơn, nhớ lâu hơn”, cô Trang nhìn nhận.

Con hc vui, ba m phn khi

Chứng kiến con học tập đầy vui vẻ, hào hứng trong ngày hội, chị Mỹ Khang (phụ huynh một học sinh khối lớp 3) không giấu được nụ cười trong suốt tiết học. “Việc học toán tưởng chừng khô khan nhưng thông qua các trải nghiệm, bài học trở nên nhẹ nhàng, đầy thú vị. Con tôi rất hòa đồng với các bạn, tích cực tham gia các hoạt động. Từ bài học của con, phụ huynh cũng rút ra được nhiều điều về phương pháp đồng hành dạy con ở nhà, không cứng nhắc, rập khuôn mà tạo điều kiện để con học thông qua chính các trò chơi, trải nghiệm”, chị Mỹ Khang phấn khởi nói. 

Cô Trang đánh giá, khác chương trình trước đây, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học, học sinh học thông qua các trải nghiệm nên các em trở nên tự tin hơn, kỹ năng cũng vững hơn, kiến thức học đến đâu là chắc đến đó chứ không phải là học vẹt, học tủ… Song, để đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới, không gì khác đòi hỏi giáo viên phải mạnh dạn, chủ động, sáng tạo. Làm sao khi thiết kế hoạt động phải kéo được học sinh tích cực tham gia, qua đó học kiến thức bài học và phát triển kỹ năng.

Theo cô Trương Thị Ngọc Diệp (Phó Hiệu trưởng nhà trường), ngày hội “Lịch sử hào hùng – vui cùng toán học” nằm trong chuỗi các hoạt động của trường nhằm chào mừng 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/ 30-4-2024) cùng với chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/ 7-5-2024). Ngày hội nhằm khắc sâu cho học sinh các kiến thức toán học một cách nhẹ nhàng, tổng hợp lại kiến thức hình học về chu vi các hình, thông qua đó lồng ghép việc giáo dục lịch sử, địa phương các em sinh sống. “Xuyên suốt tháng cao điểm chào mừng (tháng 4), ở các bộ môn, nhiều hoạt động giáo dục, rèn luyện được nhà trường lồng ghép giáo dục học sinh về kiến thức lịch sử, qua đó không chỉ giúp học sinh học lịch sử một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu mà còn giáo dục các em về truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc. Mỗi bộ môn, tùy theo từng khối lớp sẽ có cách tiếp cận khác nhau, hài hòa giữa kiến thức môn học và yếu tố lịch sử. Học sinh vừa học, vừa chơi đầy thích thú, hào hứng”, cô Diệp chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)