Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh mầm non trải nghiệm làm nhân viên siêu thị

Tạp Chí Giáo Dục

Sm vai nhân viên siêu th bán hàng, thu ngân, giao hàng là nhng tri nghim thú v ca các em hc sinh Trưng Mm non Bến Thành (Q.1, TP.HCM) ti Ngày hi dinh dưng và phát trin đưc nhà trưng t chc mi đây.


Hc sinh la hàng chun b giao cho khách

Tham gia ngày hội, phụ huynh và học sinh được trải nghiệm tại nhiều khu vực như “Lễ hội ẩm thực thế giới” giới thiệu các gian hàng ẩm thực của các nước: Việt Nam, Hàn Quốc, Ý, Thái Lan; khu vực cùng vào bếp; khu vực siêu thị đồng giá… Thông qua các gian hàng ẩm thực, nhà trường hướng tới trang bị cho học sinh biết sử dụng nước sạch để làm sạch thực phẩm trước khi sử dụng; sử dụng công nghệ để sắp xếp công thức, quy trình thực hiện món ăn; tìm hiểu văn hóa ẩm thực các nước qua clip tại mỗi quầy. Đặc biệt, với trải nghiệm nghề nghiệp tại khu vực siêu thị giúp học sinh biết trao đổi, hợp tác lựa chọn các loại thực phẩm theo yêu cầu của khách hàng; dạy học sinh biết kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại thu thập số lượng thực phẩm cần giao và quan sát màn hình số lượng hàng cần giao…

Bất ngờ thấy con “trưởng thành” khi sắm vai nhân viên bán hàng siêu thị, bà Đặng Thị Thủy Tiên (phụ huynh học sinh lớp Mầm 1) bày tỏ, trải nghiệm làm nhân viên bán hàng đã giúp con trở nên tự tin, hòa đồng hơn với mọi người. Đây là cơ hội để phụ huynh được gắn kết nhiều hơn với con, hiểu hơn về sở thích ăn uống của con qua việc cùng con lựa chọn đồ trong siêu thị. “Hoạt động trải nghiệm tại siêu thị khá thú vị khi ứng dụng hoàn toàn bằng công nghệ, học sinh sử dụng iPad để thao tác, học tập chứ không chỉ là vui chơi như thường ngày. Đặc biệt, siêu thị còn gây quỹ xây nhà tình thương nên giáo dục học sinh các giá trị về tình yêu thương, chia sẻ với người khó khăn”, bà Đặng Thị Thủy Tiên nói.


Mt ph huynh đang chn đ trong siêu th

Cô Lâm Thúy Hằng (giáo viên lớp Lá 3) cho hay, siêu thị đồng giá bán các loại rau xanh, sữa, trái cây và được chia thành 3 khu vực: Khu vực nhận đơn, khu vực bán hàng và khu vực giao hàng. Điểm đặc biệt là mọi quy trình tại siêu thị đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Phụ huynh chọn hàng cần mua qua iPad, món hàng được kết nối qua phần mềm lên màn hình ti vi, sau đó học sinh trong vai nhân viên bán hàng tại khu vực giao hàng sẽ lựa hàng. Sau khi chọn hàng xong, các em sẽ chuyển qua bộ phận giao hàng để tính tiền. “Trải nghiệm sắm vai nhân viên siêu thị hướng đến trang bị cho học sinh các kỹ năng về giao tiếp, làm quen với ứng dụng công nghệ, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Ngoài ra, trong vai người bán hàng, các em còn học cách chào hỏi, dạ thưa… Đặc biệt, học sinh biết được nhiều loại rau củ, qua đó hướng các em đến việc ăn uống đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng sẽ được nhà trường sử dụng để gây quỹ xây dựng nhà tình thương, vì thế nhận được nhiều sự ủng hộ, chung tay chia sẻ của phụ huynh”, cô Lâm Thúy Hằng cho biết.


Nhân viên siêu th (phi) đang tính tin cho khách trên iPad

Theo cô Nguyễn Mai Hằng (Hiệu trưởng Trường Mầm non Bến Thành), điểm đặc biệt của Ngày hội dinh dưỡng và phát triển là nhà trường đẩy mạnh chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động trải nghiệm, tương tác của học sinh và phụ huynh. Mỗi học sinh có một mã QR để phụ huynh chia sẻ lại những trải nghiệm của các em trong ngày hội, qua đó giúp nhà trường đánh giá được kỹ năng, sự ham thích của học sinh qua các hoạt động. “Ngoài giáo dục về dinh dưỡng, nhà trường mong muốn qua ngày hội học sinh và phụ huynh sẽ có những trải nghiệm mới mẻ về trí tuệ nhân tạo, gắn kết phụ huynh với học sinh và nhà trường. Đặc biệt giáo dục học sinh về tình yêu thương, chia sẻ với cộng đồng khi gây quỹ tại siêu thị đồng giá”, cô Nguyễn Mai Hằng chia sẻ.

Cô Nguyễn Mai Hằng cho biết thêm, ngày hội trên nằm trong khuôn khổ Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển do Phòng GD-ĐT Q.1 phát động, tổ chức tại các cơ sở giáo dục mầm non trên toàn quận. Trong suốt tuần, nhà trường tổ chức tuyên truyền, thông tin với phụ huynh về thực phẩm an toàn, về tiêu chuẩn hợp lý giữa thực phẩm và dinh dưỡng; giới thiệu các loại thực phẩm sử dụng tại trường, tham quan bếp ăn; mời phụ huynh là bác sĩ tới trò chuyện, tư vấn dinh dưỡng cho các lớp; trao đổi kinh nghiệm để bổ sung kho dữ liệu về cách chế biến món ăn cho học sinh của nhà trường từ cách chế biến của công ty thực phẩm và phụ huynh. Song song đó, tạo sự kết nối giữa gia đình và nhà trường khi tham gia các hoạt động, giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con; cùng đồng hành với nhà trường đánh giá khả năng của học sinh trong từng góc chơi qua mã code (quét mã đánh giá cá nhân học sinh trong quá trình tham gia hoạt động).

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)