Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Học sinh New Zealand không lo trượt ĐH: Vì đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong khi Vit Nam, ĐH vn là cánh ca đm bo nht đ m ra tương lai thành công, thì ti các nưc có nn giáo dc tiên tiến như New Zealand, các bn tr không đi mt vi quá nhiu s hãi trưc ngưng ca cuc đi vì còn nhiu la chn tươi sáng khác, như là hc ngh.

Hc sinh ph thông ti New Zealand

Bên cạnh hệ thống 8 trường ĐH đều nằm trong top 3% trường tốt nhất thế giới (QS World University Rankings năm 2017-2018), nền giáo dục New Zealand còn thu hút sinh viên quốc tế với 16 học viện kỹ nghệ (ITPs) chuyên đào tạo nghề chuyên nghiệp. Với định hướng phát triển riêng và sự quan tâm, đầu tư từ chính phủ, các học viện này đã tạo nên sức thu hút đặc biệt đối với những sinh viên yêu thích hướng đi “học để hành”.

Hc ngh “dám” cnh tranh hc ĐH

Để thu hút sinh viên theo học tại các ITPs, hệ thống giáo dục New Zealand luôn đảm bảo sự bình đẳng giữa các học viện kỹ nghệ và trường ĐH bằng nhiều cách như ưu đãi học phí, đầu tư vào chương trình giảng dạy hay đầu tư cơ sở vật chất. Và đặc biệt, không như nhiều quốc gia khác nơi mà học viên trường nghề thường chỉ có bằng TC nghề hoặc CĐ nghề, sinh viên tốt nghiệp từ ITPs ở New Zealand hoàn toàn có thể lấy được bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ để leo lên những nấc thang nghề nghiệp như mình mong muốn.

Không đơn thuần là những tiết học lý thuyết nhàm chán, tính “lăn xả” trong chương trình học của các ITPs được thể hiện rất rõ ràng. Ví dụ, những buổi học của sinh viên ngành làm phim đa phần đều diễn ra trên phim trường với bài tập chính là một tác phẩm phim. Hay như sinh viên ngành thiết kế cảnh quan buộc phải xắn tay áo lên để xây một khuôn viên thực sự cho một tiệm cà phê nếu muốn… ra trường.

Giảng viên tại các ITPs thường có xuất thân từ chuyên viên cao cấp trong các ngành nghề, việc dạy rất chú trọng chia sẻ kinh nghiệm thay vì tập trung hoàn toàn vào giáo trình. Họ còn dùng rất nhiều thời gian liên hệ với các doanh nghiệp bên ngoài, tìm kiếm cơ hội cho sinh viên đi trải nghiệm thực tế. Không những thế, chính phủ và nhà trường còn đầu tư mạnh tay vào cơ sở vật chất để làm nổi bật hướng đi thực hành của các ITPs. Đơn cử như tại hầu hết các học viện có chuyên ngành thú ý đều có sẵn bệnh viện dành cho thú cưng để sinh viên ngành thú y có cơ hội quan sát, tìm hiểu và phụ việc cho các nhân viên chính thức. Những trường đào tạo ngành nông nghiệp thì còn có hẳn trang trại riêng để các em có “đất” thực hành.

Bạn Phạm Kha (sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật – Ara Institute of Canterbury) chia sẻ: “Học hỏi từ những giảng viên có trải nghiệm thực tế vô cùng thú vị. Chúng em không chỉ được học trong lớp, ví dụ, đối với bài luận điều tra một địa điểm, chúng em thực hiện một cuộc điều tra địa chất thực sự tại khu vực đã bị tàn phá trong trận động đất mùa hè rồi để chuẩn bị cho việc tái xây dựng khu đó. Nhờ những trải nghiệm như vậy, em đã kiếm được cho mình một công việc khi còn chưa tốt nghiệp”.

Ch cn ngoi ng gii, mt bài lun thuyết phc và bng đim THPT khá, New Zealand s trao cơ hi cho tt c ngưi tr đưc tiếp cn vi nn giáo dc đng cp.

Với kinh nghiệm, kỹ năng gặt hái được từ quá trình học, các sinh viên ITPs được các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt săn đón, nhất là trong những ngành đòi hỏi mức độ thực hành cao như dịch vụ y tế, CNTT, kỹ thuật, giáo dục mầm non…

ĐH – hc ngh: “Cp đôi hoàn ho”

Nhờ sự đầu tư đồng đều, bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp từ các ITPs hay trường ĐH tại New Zealand đều được nhà tuyển dụng toàn cầu đánh giá cao. Điểm khác biệt lớn nhất của hai hệ thống trường mà học sinh thường cân nhắc lựa chọn vẫn luôn dựa theo định hướng của người học. Mà vấn vấn đề định hướng nghề nghiệp này đã được New Zealand lồng ghép rất khéo léo ngay từ chương trình THPT. Nếu bạn thích nghiên cứu khoa học, chú trọng vào các nhóm kiến thức mang tính hàn lâm như toán, vật lý, nhân học, văn hóa học, nghệ thuật học…, bạn thuộc về các trường ĐH. Ngược lại, nếu bạn thích học kỹ năng thực tiễn trong nghề để ứng dụng vào công việc thực tế, bạn thuộc về ITPs. 

Chính định hướng khác biệt và sự bình đẳng của xã hội dành cho hai nhóm trường, cả 16 ITPs và  8 trường ĐH của New Zealand đã “bắt tay” phối hợp xây dựng lực lượng lao động đồng đều, vững chắc, vừa có những nhà khoa học xuất sắc, vừa có những kỹ nhân đỉnh cao để phát triển đất nước. Ngăn chặn được vấn nạn “thừa thầy, thiếu thợ” và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Đồng thời, ở một khía cạnh vĩ mô hơn, sự phối hợp này còn giúp học sinh New Zealand tự tin theo đuổi con đường học vấn phù hợp với bản thân và xóa bỏ tâm lý trượt ĐH là “thất bại cuộc đời” của phụ huynh lẫn học sinh New Zealand.

Một điểm đặc biệt khiến cả hai nhóm trường này đang được đông đảo sinh viên quốc tế theo học đó là chuẩn đầu vào không quá khắt khe. Chỉ cần ngoại ngữ giỏi, một bài luận thuyết phục và bảng điểm THPT khá, New Zealand sẽ trao cơ hội cho tất cả người trẻ được tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp.

N.Thanh

Bình luận (0)