Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Học sinh người Việt đoạt thủ khoa tú tài ở Úc

Tạp Chí Giáo Dục

Trương Mạnh Tuệ, một học sinh người Việt, đã đoạt giải thành tích học tập ưu tú nhất trong kỳ thi tú tài năm 2010 tại Úc. Với số điểm 99,90 Tuệ là một trong số 49 thanh thiếu niên ưu tú vừa được tuyên dương trong buổi trao giải thưởng thường niên cho học sinh quốc tế.

Trương Mạnh Tuệ.

Người bạn trẻ xa quê ấy đã có những chia sẻ về phương pháp và kinh nghiệm hoạch định việc học của mình.

Trước khi qua Úc, Tuệ học phổ thông tại TPHCM, con đường trở thành thủ khoa bắt đầu như thế nào?

Lần đầu tiên qua Úc, tôi học lớp English Preparation for High School o TAFE. May mắn là tôi gặp được một người bạn tên Nam (cùng quê) và có cùng hoàn cảnh rất giống với mình. Trong khoảng thời gian này, Nam là người bạn thân nhất và chúng em đã hỗ trợ lẫn nhau và đã thích nghi với Úc.

Tôi nghĩ mình sẽ thực sự sốc với cuộc sống ở Úc nếu không gặp Nam vì sự thay đổi quá đột ngột về môi trường sống. Sau khi học xong TAFE, tôi bắt đầu học Homebush Boys high school. Với lượng kiến thức đã học được ở TAFE, tôi đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới này. Là du học sinh Việt Nam duy nhất ở ngôi trường này nên tôi đã có rất nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè nước ngoài, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, phong tục và cả con người ở Úc. Những kiến thức đó giúp ích rất nhiều cho học tập cùng như kết quả đã đạt được.

Điều gì ở nền giáo dục Úc khiến bạn cảm thấy mình học được nhiều?

Nền giáo dục Úc luôn khuyến khích học sinh chọn những môn học mình yêu thích và luôn động viên học sinh đóng góp ý kiến của mình trong lớp (active learning). Vì vậy, tôi học vì niềm đam mê, sự yêu thích các môn học chứ không vì “điểm số” hay vì áp lực từ gia đình. Tôi tìm các thông tin trên internet để trau dồi kiến thức của mình và không hề lệ thuộc vào thầy cô. Tại Úc, tôi có sự tự tin, điều mà chưa từng có khi còn học ở quê như kỹ năng giao tiếp trước đám đông…

Khó khăn nhất trong những ngày tháng học tại Úc là gì?

Đó là quá trình tìm hiểu và học tập ngôn ngữ, phong tục tập quán của người Úc.

Và hiện nay bạn đang theo học ngành y ở một trường danh tiếng với đầu vào rất khó. Chắc hẳn bạn có ý định gì ở đây?

Đó là sự quyết tâm và sự đam mê với lĩnh vực mình yêu thích. Tôi ao ước được trở thành bác sĩ từ hồi nhỏ, và điều này đã cho tôi sự quyết tâm. Còn niềm đam mê chính là sự yêu thích các môn học đã từng chọn và học ở lớp 12.

Ngoài ra, mỗi bạn học sinh phải tìm ra cho mình một cách học hiệu quả nhất. Ví dụ tôi thường đọc trước bài ở nhà, tập trung nghe giảng trong lớp và ngay sau bài giảng thường tóm tắt lại những kiến thức mình đang có về chủ đề đó.

Bạn có thường xuyên theo dõi tin tức đời sống học đường ở Việt Nam? Nếu có chắc bạn biết thông tin về bạo lực học đường, những vụ học sinh đánh nhau và quay phim rồi đưa lên mạng. Bạn nghĩ gì về điều này?

Đây là một việc xấu và rất nghiêm trọng. Vì vậy cần có phương pháp tiếp cận với người trong cuộc để giải quyết.

Môi trường giáo dục Úc trang bị cho học sinh những chương trình, kỹ năng sống như thế nào? Nếu học sinh vi phạm, chẳng hạn đánh nhau, sẽ nhận hình thức kỷ luật gì?

Tại Úc, học sinh không những học chữ mà còn học được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và đặc biệt là sự tự lập trong việc học lẫn đời sống hàng ngày. Còn nếu như học sinh vi phạm như đánh nhau, sẽ bị đình chỉ học trong vòng ba tuần hoặc bị đuổi học. Nhưng điều này thì rất ít gặp. Nếu trang bị đủ kỹ năng thì sống thì ứng xử với người xung quanh sẽ đúng mực hơn.

Theo bạn, gia đình có vai trò như thế nào trong việc định hướng lối sống, nhân cách của con cái? Bạn có thường nhận sự “điều chỉnh” của gia đình?

Gia đình có một vai trò quan trọng đối với lối sống và nhân cách đối với con cái. Mẹ tôi luôn khuyến khích con “xong bài nào xào bài ấy” từ hồi còn rất bé. Nhưng đáng tiếc là sau khi qua Úc, tôi mới áp dụng điều này (cười). Vì vậy gia đình có vai trò rất quan trọng đối với tôi trong việc định hướng cách học. Chẳng hạn như chưa bao giờ ngủ trễ hơn 11g30 trong suốt quá trình thi tú tài…

Nếu có những người cha người mẹ hiểu và chia sẻ được với mình thì đó là điều hạnh phúc. Trong cuộc sống ai cũng gặp phải những chuyện không hài lòng, có lúc cảm thấy tuyệt vọng, bế tắc. Những lúc đó gia đình luôn ở bên và không bao giờ bỏ mình; luôn lắng nghe và động viên, gợi ý những phương pháp để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Dự định của Tuệ khi học xong là gì, sẽ ở lại làm việc ở nước ngoài hay về Việt Nam?

Hiện tại, tôi chỉ muốn học thật tốt chương trình Y khoa trước mắt.

Cám ơn bạn.

Theo SGTT

Bình luận (0)