Với mong muốn tạo một sân chơi bổ ích cho học sinh THPT sáng tạo khoa học, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (Đà Nẵng) đã tổ chức cuộc thi “Trải nghiệm sáng tạo cùng Intel Galileo U-Invent 2018”. Cuộc thi thu hút đông đảo học sinh tham gia với nhiều sản phẩm được đánh giá có tính ứng dụng cao.
Sản phẩm của các đội trưng bày tại vòng chung kết |
Xuất sắc vượt qua nhiều vòng thi khắt khe, nhóm PCT Inventors gồm hai học sinh đến từ Trường THPT Phan Chu Trinh với dự án Better – mô hình hệ thống giao thông thông minh, gồm hai phần: hỗ trợ người mù qua đường tại đèn giao thông và giúp phòng tránh tai nạn tại các hẻm nhỏ hay những nơi đường cắt nhau bị khuất tầm nhìn bởi cây cối, nhà cửa… đã giành ngôi vị quán quân cuộc thi. Trần Đình Duy (trưởng nhóm) chia sẻ: “Tham gia cuộc thi, chúng em được trao đổi cùng các chuyên gia, được họ hỗ trợ, góp ý qua từng vòng thi để hoàn thiện ý tưởng của nhóm một cách tốt nhất. Đây cũng là môi trường tốt để em và các bạn đam mê sáng tạo khoa học trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình hình thành ý tưởng và các kỹ năng khác”. Còn Đặng Nguyễn Việt Tài đến từ Trường THPT Hoàng Hoa Thám (thành viên nhóm C – Team với dự án Robot Arm) cho biết đến với cuộc thi giúp em có môi trường để trải nghiệm niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình. “Lần này em mang đến sân chơi dự án Robot Arm. Thiết bị này được xem như là một cánh tay tự động giúp người khuyết tật giải quyết những công việc hằng ngày. Em rất vui khi dự án của nhóm đoạt giải ba. Cuộc thi này rất có ý nghĩa vì qua đó em học hỏi thêm được cách xây dựng và phát triển ý tưởng từ chuyên gia, cách làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình…”, Tài chia sẻ. Ý tưởng sáng chế Robot Arm được hình thành từ một nhóm có 5 thành viên đến từ 5 trường khác nhau, đều là học sinh lớp 11 trên địa bàn quận Sơn Trà với mục tiêu là giúp đỡ người tàn tật có cuộc sống thú vị hơn, ý nghĩa hơn với cánh tay thứ 3 của họ.
Trải nghiệm sáng tạo cùng Intel Galileo U-Invent là cuộc thi đã được tổ chức tại nhiều quốc gia trong khu vực Mekong bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) dựa trên sáng kiến của ĐH Texas A&M, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh là đơn vị tiên phong tổ chức cuộc thi này, diễn ra từ ngày 14-1 đến 12-3. Cuộc thi thu hút 14 đội đến từ các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng. |
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương (Phó Giám đốc phụ trách Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh) cho biết nội dung chính của cuộc thi là sáng tạo dựa trên nền tảng bo mạch Galileo do Intel cung cấp. Các thí sinh chọn đề tài độc lập để phát triển một sản phẩm ứng dụng. Với chủ đề “Thành phố thông minh”, các em đã phát triển nhiều ý tưởng hữu ích, có tiềm năng góp phần nâng cao chất lượng sống tại các đô thị ở nước ta. Cuộc thi chia làm 4 giai đoạn: khởi động – thiết kế – thực hiện và trình bày. Trong đó, thí sinh được thực hành tại không gian sáng chế Maker Innovation Space thuộc ĐH Đà Nẵng để triển khai ý tưởng trên các bảng mạch điện tử, chế tạo các mẫu thử nghiệm.
Đây là sân chơi nhằm khuyến khích học sinh THPT đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học – công nghệ – kỹ thuật. Hoạt động này giúp các em vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Điều đặc biệt, cuộc thi đã kết nối được rất nhiều học sinh đến từ các trường THPT khác nhau, có chung niềm đam mê khoa học lập nên nhóm và phát triển chung ý tưởng để đưa ra những dự án chất lượng. “Mục tiêu của chúng tôi là rèn luyện cho các em khả năng làm việc nhóm, tự do sáng tạo và hiện thực hóa các ý tưởng thông qua quy trình trải nghiệm để tạo ra sản phẩm hữu ích cho xã hội. Ngoài ra, các em còn được các chuyên gia công nghệ hư?ng d?n?ki?n th?c, k? n?ng c?n thi?t, c?ch tri?n khai ? t??ng tr?n b?ng m?ch ?i?n t? v? ???c g?p g? c?c doanh nh?n th?nh ??t trong gi?i kh?i nghi?p. Nh?ng s?n ph?m v?o chung k?t v? c? t?nh ?ng d?ng cao s? ???c ch?ớng dẫn kiến thức, kỹ năng cần thiết, cách triển khai ý tưởng trên bảng mạch điện tử và được gặp gỡ các doanh nhân thành đạt trong giới khởi nghiệp. Những sản phẩm vào chung kết và có tính ứng dụng cao sẽ được chọn để giới thiệu cho doanh nghiệp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Một điều đáng mừng khác là qua cuộc thi, các em đã thể hiện được bản lĩnh và trách nhiệm với đam mê của mình. Đây cũng là nền tảng ban đầu giúp các em tự tin để tiếp tục đam mê nghiên cứu khoa học trong tương lai”, TS. Hương cho biết thêm.
Hàn Giang
Bình luận (0)