Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh sau THCS – “Cứu cánh” của trường nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Đến thi đim này, nhiu trưng ngh ti TP.HCM ch tuyn hơn 43% so vi kế hoch năm. Các trưng lo ngi s không còn ngun tuyn khi nhiu trưng ĐH vn đang xét tuyn b sung.


H
c sinh tìm hiu ngành ngh đào to ti Ngày hi tư vn hưng nghip giáo dc ngh nghip năm 2022 do Tng cc Giáo dc ngh nghip t chc ti Trưng CĐ Công ngh Th Đc mi đây

Ghi nhận tại các trường TC-CĐ nghề, đối tượng tuyển mới năm nay chủ yếu là học sinh sau THCS không đủ điều kiện vào trường THPT công lập. Đại diện nhiều trường cho rằng nguồn học sinh sau THCS là “cứu cánh”, nếu không có nguồn này thì trường khó tuyển đạt 70% chỉ tiêu.

Lo không còn ngun tuyn

Ông Nguyễn Lê Đình Hải (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) cho biết, dự kiến đến hết tháng 10, chỉ tiêu tuyển sinh của trường sẽ đạt 70%. Với tình hình chung, đạt được tỷ lệ trên thì đã xem là ổn. “Năm nay bậc CĐ của trường tuyển sinh giảm so với các năm, có thể do các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển, đầu vào thoáng. Hơn nữa, thời điểm này các trường ĐH còn đang xét tuyển bổ sung, coi như “vét” hết nguồn tuyển của các trường TC-CĐ nghề. Có trường ĐH chỉ tiêu 2.500 nhưng tuyển bổ sung đến 2.400 sinh viên thì lấy đâu ra để trường nghề tuyển nữa”, ông Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm, bậc TC tại trường năm nay tuyển sinh ổn, duy trì con số như thời điểm trước dịch Covid-19. Ở bậc TC, nguồn tuyển chủ yếu từ số học sinh THCS không đủ điểm vào trường THPT công lập. Trường kết hợp vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của phụ huynh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để người học lựa chọn và trường nghề cũng có nguồn tuyển bậc TC. Tương tự, tại Trường TC Nghề Quang Trung, nguồn tuyển chủ yếu từ học sinh sau THCS không đủ điểm vào lớp 10 công lập và số ít học sinh không thích học văn hóa, có nguyện vọng học nghề ngay từ đầu. Ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC Nghề Quang Trung) cho biết, mặc dù tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (GDNN) khó khăn, nhưng đến thời điểm này trường cũng đã hoàn thành 100% chỉ tiêu được duyệt (chỉ tiêu năm 2022 của trường là 450 học sinh). Trong 10 nghề đào tạo của trường, các nghề thu hút đông người học là công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh, quản lý và kinh doanh nhà hàng. Đây cũng là các nghề thị trường lao động đang có nhu cầu, nhất là trình độ TC và thu nhập đã dần cải thiện. Ông Xây chia sẻ thêm: “So với hai năm trước, năm nay tuyển sinh có phần nhẹ nhàng hơn nhờ công tác phân luồng dần đi vào ổn định. Cũng như một số trường khác, số tuyển sinh được phần lớn là học sinh sau THCS, các em có bằng tốt nghiệp THPT không đáng kể”.

Đến thời điểm này, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức đã tuyển gần đạt chỉ tiêu được duyệt (chỉ tiêu năm 2022 của trường là 700). Tuy nhiên, cũng như các trường khác, bậc CĐ trường tuyển sinh không như mong muốn. Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng nhà trường) thừa nhận, nếu không có nguồn học sinh sau THCS thì trường cũng vất vả. Theo đó, trong gần 700 chỉ tiêu trường tuyển được, số học sinh sau THCS chiếm đến 50%. Trường nhỏ, quy mô tuyển sinh hàng năm thấp còn dễ “thở”; với các trường lớn, chỉ tiêu cao sẽ chịu nhiều áp lực.

Nhận định toàn cảnh tuyển sinh GDNN hiện nay, ông Cường cho rằng các trường nghề càng ngày càng khó tuyển do nhiều nguyên nhân. Trong đó không thể không nhắc đến tâm lý học sinh muốn vào ĐH bằng mọi cách. Thêm nữa, trường ĐH quá nhiều, điều kiện vào lại rất dễ. “Các trường ĐH hàng đầu thì hơi khó nhưng đối với các trường tư, đầu vào khá thoải mái nên đã hút hết nguồn tuyển. Hiện nay nhận thức của xã hội về GDNN có chuyển biến nhưng vẫn còn hạn chế. Chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình hoặc dưới trung bình thì họ mới quan tâm đến chuyện học nghề. Cũng dễ hiểu, học TC nghề được miễn học phí, các trường còn cam kết giải quyết việc làm sau khi ra trường nên phụ huynh tin tưởng”, ông Cường nói.

Ngng tuyn sinh ngành ngh không tuyn đưc

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tính đến ngày 10-9, số lượng tuyển sinh GDNN toàn thành phố là hơn 162.000/371.000 người (đạt 43,67%); trong đó, bậc CĐ tuyển 22.760/45.000 người (50,58%); bậc TC tuyển gần 11.800/36.000 người (32,76%); trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng tuyển gần 127.500/290.000 người (43,95%). Trước thực trạng tuyển sinh èo uột, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM yêu cầu các trường thực hiện khảo sát nhu cầu thị trường lao động đối với những ngành nghề không còn phù hợp. Đồng thời rà soát quy mô tuyển sinh các ngành nghề đang đào tạo tại trường. Theo đó, trong 3 năm trở lại đây, ngành nghề nào không tuyển sinh được có báo cáo, đề xuất ngừng tuyển sinh gửi về sở (các trường TC) hoặc Tổng cục GDNN (các trường CĐ).

Tha thy, thiếu th

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, GDNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Chất lượng, hiệu quả của lực lượng lao động quốc gia góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống xã hội. Chính vì vậy, các nước trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc xem GDNN là viên ngọc quý của quốc gia. Ở Việt Nam, thời gian qua công tác GDNN đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng và đã có những dấu ấn đáng ghi nhận. Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng ngày càng được tăng cường; chất lượng, hiệu quả GDNN ngày được nâng lên, lao động GDNN tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nói nhiều đến việc chuộng bằng cấp. Nhiều gia đình quan niệm cứ tốt nghiệp THPT là phải vào ĐH, còn rẽ ngang từ THCS hoặc THPT vào trường nghề là không phù hợp với con em mình. Do đó xảy ra tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tỷ lệ thất nghiệp cao ở bậc ĐH.

Ông Lê Tấn Dũng (Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo thống kê gần đây của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ thất nghiệp sau tốt nghiệp ĐH hàng năm vào khoảng 250.000 người. Điều đó không chỉ gây lãng phí thời gian, chi phí, cơ hội của cá nhân mà còn gây áp lực cho xã hội bởi làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường, các địa phương cần tập trung đặc biệt vào phát triển kỹ năng, phát triển giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Chú trọng tư vấn, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phát huy được hết khả năng của cá nhân; đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động ở cấp độ địa phương, quốc gia. Đây là cơ sở làm tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. “Hiện nay quy định về liên thông, phân luồng, hướng nghiệp đã thể hiện khá rõ, có hành lang pháp lý để thực hiện, đảm bảo cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề ngày càng lớn. Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH đang có nhiều cơ chế, chính sách hướng nghiệp, phân luồng để tăng gấp hai lần quy mô học sinh tốt nghiệp trung học vào học nghề trong thời gian tới. Cơ hội việc làm và thu nhập sau học nghề cũng rất tốt. Những năm gần đây có tới 85% học sinh, sinh viên sau học nghề có việc làm. Có những trường, tỷ lệ này đạt 100%; lương khởi điểm bình quân cũng cải thiện nhiều”, ông Dũng đánh giá.

Bài, ảnh: Trn An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)