Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Học sinh, sinh viên đừng chủ quan với bệnh cột sống

Tạp Chí Giáo Dục

Vi s bùng n ca công ngh, hc sinh, sinh viên ngày càng dành nhiu thi gian trưc màn hình máy tính và đin thoi. Vic cúi đu quá lâu đ s dng thiết b đin t, ngi sai tư thế khi hc tp hoc làm vic, mang ba lô quá nng, hay tp luyn th thao không đúng cách đang âm thm to áp lc ln lên ct sng, đc bit là vùng c và lưng dưi.

TS.BS.CKII Võ Văn Tân – Trưởng khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định chia sẻ về cách bảo vệ sức khỏe cột sống cho sinh viên

Thói quen vô hi nhưng gây tn thương lâu dài

Những tiếng chuông báo động về sức khỏe cột sống đang vang lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên. Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh và lối sống ít vận động đã vô tình đẩy nhiều người trẻ vào tình trạng phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về cột sống. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại không chỉ nằm ở các thói quen xấu mà còn ở sự chủ quan, thờ ơ trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể – đặc biệt là cột sống, một phần thiết yếu của cơ thể.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống, nhận diện sớm các nguy cơ, và hành động ngay từ khi còn trẻ. Một trong những sự kiện gần đây là Unitour kết án hung thủ “S” do sinh viên Trường Đại học FPT TP.HCM thực hiện, với mục tiêu để nâng cao nhận thức về sức khỏe cột sống, nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng sinh viên, lấy cảm hứng từ đường cong chữ “S” của cột sống, sự kiện khởi động như cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về cột sống ở người trẻ.

TS.BS.CKII Võ Văn Tân – Trưởng khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định chia sẻ, những thói quen này không chỉ gây ra các cơn đau nhức tức thời mà còn có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc cứng khớp. Ông nhấn mạnh rằng cột sống không chỉ là cấu trúc nâng đỡ cơ thể mà còn đóng vai trò bảo vệ tủy sống. Khi cột sống bị tổn thương, không chỉ khả năng vận động bị ảnh hưởng mà sức khỏe tổng thể, tâm lý và chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Dù các vấn đề cột sống thường bắt nguồn từ những thói quen nhỏ nhặt, nhưng các triệu chứng ban đầu lại dễ bị bỏ qua. Đau lưng, đau cổ, hoặc cảm giác cứng cơ thường được xem là kết quả của việc làm việc quá sức hoặc ngồi sai tư thế. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, những dấu hiệu này có thể tiến triển thành các vấn đề mãn tính.

Việc thực hiện các động tác yoga, thiền, hoặc hít thở sâu không chỉ giúp giảm bớt áp lực mà còn hỗ trợ bảo vệ cột sống một cách hiệu quả

Bác sĩ Tân chỉ ra rằng, những dấu hiệu sớm bao gồm đau nhức khi thay đổi tư thế, đau tăng khi ngồi lâu hoặc mang vác nặng, và giảm khả năng vận động do cơ bị căng hoặc cứng. Đặc biệt, đối với học sinh và sinh viên, việc ngồi học hoặc làm việc trong thời gian dài với tư thế không đúng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các tổn thương cột sống. Nếu những vấn đề này không được can thiệp kịp thời, chúng có thể tích tụ thành các bệnh lý nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc thậm chí gây tàn phế.

Phòng nga t nhng điu nh nht

Không chỉ các thói quen sai lệch trong sinh hoạt, stress cũng là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sức khỏe cột sống mà nhiều người trẻ thường bỏ qua. Khi cơ thể chịu căng thẳng kéo dài, các cơ vùng lưng và vai sẽ trở nên căng cứng, gây đau nhức và hạn chế khả năng vận động. Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ – một yếu tố quan trọng giúp cơ thể hồi phục tự nhiên và bảo vệ cột sống.

Bác sĩ Tân chia sẻ rằng, việc ngủ đủ giấc kết hợp cùng các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu không chỉ giúp giảm bớt áp lực mà còn hỗ trợ bảo vệ cột sống một cách hiệu quả. Đối với sinh viên thường xuyên đối mặt với các áp lực học tập và thi cử, đây là một lời khuyên đáng lưu ý để tránh làm tổn thương thêm cho cơ thể.

Việc bảo vệ sức khỏe cột sống không cần đến những biện pháp phức tạp mà có thể bắt đầu từ những thay đổi đơn giản trong lối sống hàng ngày. Chuyên gia khuyến nghị rằng giữ đúng tư thế trong khi học tập hoặc làm việc là bước đầu tiên. Học sinh và sinh viên cần đảm bảo rằng lưng được giữ thẳng, bàn chân chạm sàn và cổ không bị gập khi sử dụng thiết bị điện tử.

TS.BS.CKII Võ Văn Tân – Trưng khoa Ni thn kinh ti Bnh vin Nhân dân Gia Đnh khng đnh rng, khi còn tr, chúng ta có th không nhn thy tác đng ngay lp tc, nhưng ct sng luôn ghi nh tng thói quen hàng ngày. Hãy bt đu bng vic thay đi nhng điu nh nht, t tư thế khi ngi hc đến vic tp th dc đu đn mi ngày. Ct sng khe mnh không ch giúp chúng ta duy trì kh năng vn đng mà còn là chìa khóa cho mt cuc sng bn vng và tràn đy năng lưng.

Bên cạnh đó, vận động thường xuyên là yếu tố không thể thiếu. Việc đứng lên, vươn vai hoặc đi lại sau mỗi 30-45 phút ngồi làm việc không chỉ giúp giảm áp lực lên cột sống mà còn cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập luyện các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho cột sống.

Hạn chế mang vác nặng cũng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm áp lực lên cột sống. Nhiều học sinh, sinh viên thường có thói quen mang ba lô nặng hoặc đeo không đúng cách, điều này gây mất cân bằng và tạo áp lực lên cột sống trong thời gian dài. Thay vì mang theo tất cả mọi thứ, chỉ nên mang những vật dụng thực sự cần thiết.

Cuối cùng, việc duy trì cân nặng hợp lý và bổ sung chế độ ăn giàu canxi, vitamin D sẽ giúp xương và cột sống luôn khỏe mạnh. Đây là những bước nhỏ nhưng mang lại tác động lớn, không chỉ bảo vệ cột sống mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện.

Cột sống không chỉ là trụ cột của cơ thể mà còn là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh. Đối với học sinh, sinh viên – những người đang trong độ tuổi mà cơ thể có khả năng phục hồi tốt, việc chủ động thay đổi thói quen sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài.

Thy Phm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)