Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh tập làm… nhà nghiên cứu văn học

Tạp Chí Giáo Dục

Trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc THPT, vi môn ng văn, có 9 chuyên đ. Vic dy hc sinh thc hin các chuyên đ gp không ít khó khăn, tuy nhiên đã đem đến hiu qu nht đnh, giúp cho vic dy hc ng văn trong nhà trưng có chiu sâu và gi hng thú nhiu hơn cho các em trong vic hc b môn này.


Hc sinh THPT hóa thân thành nhân vt trong mt hot đng sân khu hóa tác phm văn hc (nh minh ha). Ảnh: N.Quang

Theo đó, 9 chuyên đề học tập môn ngữ văn chia đều cho khối 3 lớp sau đây. Ở lớp 10, chuyên đề 1 là tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian; chuyên đề 2 là sân khấu hóa tác phẩm văn học; chuyên đề 3 là đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Ở lớp 11, chuyên đề 1 là tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam; chuyên đề 2 là tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại; chuyên đề 3 là đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học. Ở lớp 12, chuyên đề 1 là tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại; chuyên đề 2 là tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học; chuyên đề 3 là tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn. Có thể thấy, các chuyên đề sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, theo tiến trình thời gian và sự phát triển văn học… Hiện tại, trường THPT đã thực hiện dạy cuốn chiếu được 6 chuyên đề của 2 khối lớp 10 và 11. Năm học 2024-2025 tới đây sẽ hoàn tất 3 chuyên đề còn lại của lớp 12.

Tuy còn nhiều hạn chế, song có thể thấy các chuyên đề văn đã vực dậy được tình yêu mến văn học trong học sinh. Bước đầu giúp các em biết cách sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép, tổng hợp tài liệu và trình bày bố cục một bài viết. Thăm dò ý kiến, nhiều học sinh tỏ ra rất yêu thích. Em Ái Vy (học sinh lớp 11) cho biết: “Đối với em, em cảm thấy rất yêu thích việc học chuyên đề môn ngữ văn. Vì việc học chuyên đề này đem lại cho em rất nhiều lợi ích, giúp em mở mang được nhiều thứ, hiểu sâu và rộng hơn về văn học. Ngoài ra, nó còn giúp em khơi gợi tinh thần tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm, cũng như sử dụng vốn từ trong khi viết”. Dưới đây là trích dẫn trong một số bài viết của các “nhà nghiên cứu văn học tương lai”:

“Tô Hoài là nhà văn của mọi lứa tuổi. Nghĩa là trẻ thơ, người lớn, tất cả đều có thể soi mình trong Tô Hoài. Nếu tính về lượng, Tô Hoài đứng đầu bảng với gần 200 đầu sách. Nếu tính về tinh, ông là một nhà văn đạt đến độ cao nhất của nghề chữ. Tô Hoài có một “bồ chữ” theo đúng nghĩa của nó… Nhắc đến Tô Hoài, nhiều người nghĩ ngay đến “Dế mèn phiêu lưu ký”. Hơn hai mươi tuổi, Tô Hoài đã tạo được một kiệt tác ở thể đồng thoại. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, “Dế Mèn phiêu lưu ký” được ông viết cho thiếu nhi, nhưng cũng là viết cho người lớn vì ẩn trong tác phẩm này là những bài học nhân sinh sâu sắc. Tại đây, ta nhận thấy sự mẫn cảm và óc quan sát tinh tế của Tô Hoài. Ông tả loài vật nào đúng với bản chất và đặc điểm của loài vật ấy. Ống kính của Tô Hoài vừa sắc nét trong việc tái hiện lại các chi tiết, vừa có khả năng tạo ra sự lưu chuyển hợp lý giữa các trường đoạn, màu sắc du ký và màu sắc tự truyện hòa vào nhau hết sức sống động. Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật… Ở mảng sáng tác này, dù là đề tài sinh hoạt, cổ tích hay lịch sử, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ, Tô Hoài vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ. Và ông đã dẫn dắt các em đến với một thế giới có vô vàn điều kỳ thú, góp phần bồi đắp nhân cách, nuôi dưỡng vẻ đẹp và sự trong sáng, cao thượng cho những tâm hồn thơ bé. Ông rất hiểu tư duy trẻ thơ, kể với chúng theo cách nghĩ của chúng, lý giải sự vật theo logic của trẻ. Hơn thế, với biệt tài miêu tả loài vật, nhà văn đã dựng lên một thế giới gần gũi với trẻ thơ. Truyện thiếu nhi của Tô Hoài không rơi vào tình trạng dạy dỗ cho con trẻ những bài học luân lý cứng nhắc, không bắt chúng tập làm người lớn từ thuở còn bé thơ. Một nét đặc biệt cũng thấy rõ trong đời viết văn của Tô Hoài là ngoài nghề viết, ông luôn có một cuộc sống khác, cuộc sống người cán bộ chính trị hoặc nhìn rộng ra, cuộc sống nhà hoạt động xã hội. Một đời cần cù đi và viết như chưa lúc nào ngơi nghỉ, ngày 6-7-2014, nhà văn Tô Hoài đã từ giã cõi đời. Khép lại một hành trình ngót gần thế kỷ, ông đã để lại cho đời nhiều giá trị cao quý. Người đọc trước đây, hiện nay và mai sau có lẽ không thể quên được những đóng góp độc đáo, đặc sắc của Tô Hoài đối với nền văn chương nước nhà” (Chân dung Tô Hoài, bài viết của học sinh lớp 11).

Tiếp theo là cảm nhận về nhà thơ Chế Lan Viên của một học sinh khác: “Với những đóng góp cho nền văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ ca, ông nhận được vô số lời nhận xét có thể kể đến như: “Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống”. Nhưng trong những tác phẩm của Chế Lan Viên vẫn còn những hạn chế, độc giả khó có thể hiểu được thông điệp mà ông muốn gửi vào trong câu thơ. Tác giả Hồ Thế Hà đã đi sâu nghiên cứu, hệ thống, phân tích để nhận diện và làm bật lên những nét đặc trưng độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Ví như: “Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên mạnh mẽ và nghiêng về duy lý. Hình như không tổ chức ngôn ngữ theo kiểu ấy thì thơ ông không đạt hiệu quả và trượt ra ngoài thi pháp cá nhân ông. Ông luôn dùng biện pháp đối lập, so sánh, nhiều kiểu, nhiều cấp, dùng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ để tạo biểu trưng, làm cho chất thơ hấp dẫn ở bề sâu của ý tưởng. Vì vậy, những sự vật, vấn đề bình thường nhưng nhờ sức liên tưởng và các biện pháp nghệ thuật ấy, thơ ông gợi sức nghĩ, sức cảm sâu, nâng người đọc lên vị trí người đồng sáng tạo…”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế trong thơ Chế Lan Viên như sự cầu kỳ, khoa trương, lạm dụng câu chữ, hình ảnh. Có thể thấy, hết thảy những phân tích, nhận định đều dựa trên tinh thần nghiên cứu học thuật khách quan, chân phương nhằm tỏ lộ phong cách thơ của Chế Lan Viên.

Tóm lại, Chế Lan Viên không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là một họa sĩ của tình yêu và tĩnh lặng. Tác phẩm của ông không chỉ làm cho độc giả cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn làm cho họ đắm chìm trong không gian tĩnh lặng và thư thái của từng dòng văn. Đó chính là lý do tại sao tên tuổi của Chế Lan Viên vẫn sáng dậy với thời gian và trở thành một biểu tượng của văn chương Việt Nam”, (Chế Lan Viên: Họa sĩ của tình yêu và tĩnh lặng).

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)