Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Học sinh THCS sáng chế thiết bị chẩn đoán bệnh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi mong mun nâng cao ý thc giáo dc và bo v sc khe trong hc đưng, hai hc sinh lp 9A2 Trưng THCS Khánh Hi (Q.4, TP.HCM) là Cao Thanh Bng và Nguyn Phưc Thnh đã thc hin đ tài “S dng trí tu nhân to và máy hc đ thiết kế h chn đoán các bnh ph biến cho hc sinh”.


Thanh Bng và Phưc Thnh đang kim tra phn mm

Dù mới chỉ đề cập đến một số bệnh phổ biến như tay chân miệng, đau họng, sốt, cảm cúm thông thường song nhóm nghiên cứu cho biết sẽ sớm tích hợp cả bệnh dịch Covid-19 vào phần mềm để nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh.

Lc bnh t… AI

“Truyền thông về y tế học đường trong nhà trường dù hàng năm đều có những đổi mới, bám sát những căn bệnh mà học sinh thường gặp nhưng không vì thế mà đạt hiệu quả cao do ít tạo được sự chú ý của học sinh”, Thanh Bằng chia sẻ. Từ thực tế này, Thanh Bằng cùng bạn thân là Phước Thịnh đã mạnh dạn đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác truyền thông sức khỏe học đường, hy vọng tạo ra luồng gió mới, dễ dàng tiếp cận hơn đối tượng học sinh. “AI là kiến thức rất mới. Nhắc đến thôi học sinh nào cũng thích, cũng tò mò. Chúng em mong muốn đưa AI vào trong việc chẩn đoán một số bệnh phổ biến thường gặp ở học sinh để thu hút sự quan tâm hơn của các bạn”, Thanh Bằng nói. Vì quá mới nên kiến thức về AI chưa được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông, nhất là bậc THCS – đây được coi là rào cản lớn của nhóm nghiên cứu khi thực hiện đề tài. “Trước khi bắt tay vào triển khai, chúng em phải tìm hiểu rất kỹ để hiểu một cách đúng đắn nhất về AI. Sử dụng AI vạch ra mã code làm sao không quá phức tạp nhưng linh hoạt để đưa vào phần mềm, cho phép phần mềm nhận dạng, bao quát, phân tích các triệu chứng để chẩn đoán bệnh”, Phước Thịnh cho hay.

Thanh Bằng và Phước Thịnh mày mò thực hiện gần 2 tháng, giao diện của phần mềm được hình thành, gồm 2 phần chính là phần tra cứu và phần tìm hiểu để chẩn đoán bệnh. Trong đó, phần tra cứu giúp hỗ trợ tìm hiểu những căn bệnh, được tích hợp kiến thức phòng ngừa, thông tin về các căn bệnh; còn phần tìm hiểu để chẩn đoán bệnh lại hỗ trợ người bệnh nhận diện bệnh thông qua việc thực hiện các bài khảo sát về triệu chứng. Theo nhóm nghiên cứu, số câu hỏi của phần trắc nghiệm dựa trên số triệu chứng của một số bệnh phổ biến mà dao động ít hay nhiều. Từ kết quả của bài khảo sát, nếu các triệu chứng người bệnh gặp phải vừa vặn 100% với các triệu chứng của bệnh thì phần mềm sẽ tự động chẩn đoán bệnh như tay chân miệng, cảm cúm, đau họng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng chỉ cần lệch đi một thông tin thì kết quả sẽ không trả về cho người bệnh. “Như đã nói, vì quá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em gặp nhiều khó khăn. Trong đó khó nhất là phần viết code. Tận dụng các giờ ra chơi, với sự hỗ trợ sát sao của cô Lê Thị Ngọc Thao (giáo viên tin học của trường), chúng em phải thử đi thử lại nhiều lần để tránh sai sót”, Thanh Bằng và Phước Thịnh cùng chia sẻ.

Thay đi cách truyn thông y tế hc đưng

Ngoài phần mềm chẩn đoán bệnh, đi kèm cùng đề tài, nhóm nghiên cứu còn xây dựng thêm một trang web thông tin về các căn bệnh thường gặp trong học sinh nhằm tăng cường truyền thông về y tế học đường. Trên trang web đó, bên cạnh các thông tin về bệnh từ triệu chứng, cách phòng ngừa, nhóm còn đưa ra những đường link giới thiệu các trang web uy tín về sức khỏe để học sinh tham khảo. “Trong quá trình thiết kế trang web, điều khó khăn nhất với chúng em chính là những hạn chế về kiến thức y khoa. Trong khi đó, thông tin về các căn bệnh của học sinh lại nhan nhản trên mạng internet. Để chọn lọc được những thông tin chính xác, nhóm phải tham khảo, đọc nhiều kênh thông tin, sách về sức khỏe và hỏi thêm giáo viên phụ trách y tế trong trường. Công tác này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì”, Phước Thịnh bày tỏ.

Ngoài phn mm chn đoán bnh, đi kèm cùng đ tài, nhóm nghiên cu còn xây dng thêm mt trang web thông tin v các căn bnh thưng gp trong hc sinh nhm tăng cưng truyn thông v y tế hc đưng.

Đánh giá một cách tổng thể, nhóm nghiên cứu cho rằng phần mềm vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có thông tin nhiều loại bệnh, hạn chế trong cách chẩn đoán bệnh. “Sắp tới nhóm sẽ phát triển phần mềm, thêm nhiều loại bệnh gắn với lứa tuổi học sinh, thậm chí là cả thông tin về dịch bệnh Covid-19, đồng thời cũng sẽ linh hoạt hơn trong khâu chẩn đoán bệnh”, Thanh Bằng cho biết. Tuy nhiên, Thanh Bằng và Phước Thịnh cho hay, điều quan trọng nhất mà đề tài hướng đến là đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về sức khỏe học đường trong đối tượng học sinh, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của người học. “Phần mềm chẩn đoán bệnh sử dụng rất đơn giản. Chỉ cần học sinh tải phần mềm về điện thoại di động, khi có các triệu chứng thì sử dụng phần mềm để chẩn đoán trước tiên xem mình có dấu hiệu sức khỏe như thế nào. Từ kết quả đó, người sử dụng sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, đồng thời quan tâm đến sức khỏe của gia đình, bạn bè xung quanh, nhất là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh xuất hiện như hiện nay”, Thanh Bằng và Phước Thịnh nhấn mạnh.

Đặc biệt, đặt trong bối cảnh diễn biến mới của dịch Covid-19 như hiện nay, nhóm nghiên cứu cho rằng việc học sinh sử dụng phần mềm để phát hiện những triệu chứng về sốt, đau họng càng sớm càng tốt không chỉ bảo vệ bản thân mà còn cho người thân và cộng đồng.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)