Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh thích thú với nhiều điểm mới khi học môn ngữ văn

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng đim mi ca chương trình ng văn 2018 so vi chương trình cũ 2006 là các yêu cu v k năng đc và viết cho hc sinh phong phú vi nhiu th/kiu loi hơn. Điu này đem đến hng thú nhiu hơn cho hc sinh khi hc môn ng văn và khi làm bài kim tra, đánh giá.

Một tiết học môn ngữ văn của học sinh lớp 12 (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Yêu cu viết gn lin vi nhng đ tài thc tin

Chương trình cũ trước đây ở các lớp THPT, thao tác yêu cầu chủ yếu là viết văn nghị luận như nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Các bài kiểm tra theo chương trình cũ cũng trở đi trở lại với những yêu cầu quen thuộc như phân tích thơ, truyện và nghị luận về một hiện tượng đời sống, một tư tưởng, đạo lý. Lối mòn này tồn tại rất nhiều năm trong kiểm tra, đánh giá ở nhà trường, kể cả trong đề thi quan trọng là tuyển sinh vào lớp 10 công lập và tốt nghiệp THPT.

Với quan điểm chú trọng kỹ năng, hướng việc dạy học ngữ văn gắn liền với thực tiễn, chương trình ngữ văn 2018, ngoài các dạng quen thuộc nói trên, có thêm nhiều bài học với yêu cầu rất thực tế. Như viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, viết bài luận về bản thân, viết bài luận khuyên người khác từ bỏ thói quen hay quan niệm, viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bản nhạc, bộ phim, bức tranh, bức tượng…), viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội… Chính những yêu cầu này giúp học sinh cảm thấy gần gũi, thích thú hơn với việc học. Tránh được quan niệm của nhiều người bấy lâu nay: Cứ kiểm tra môn ngữ văn là phân tích bài thơ này, truyện kia!

Mặt khác, chính những yêu cầu theo kiểu bài mới nói trên còn giúp học sinh có điều kiện tạo ra các sản phẩm học tập đa dạng, chứ không phải thuần túy như là một bài làm văn viết. Chẳng hạn như yêu cầu viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, học sinh tha hồ trổ tài làm một bản nội quy bắt mắt bằng màu sắc, nét vẽ, trang trí.

Đa dng th loi văn bn trong đc hiu

Với kỹ năng đọc, các bài học đều được xây dựng theo nhóm thể loại tác phẩm (thơ, truyện, kịch, văn nghị luận, ký…). Vừa có đọc văn bản tiêu biểu, đặc trưng vừa có đọc các văn bản kết nối, mở rộng. Có một điểm mới của chương trình môn ngữ văn 2018 là đặc trưng về thể loại văn bản được chú trọng tìm hiểu bài bản hơn qua phần tri thức ngữ văn về thể loại, cũng như hệ thống câu hỏi trong từng bài đọc. Nhiều văn bản mới đưa vào có giá trị lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng nhân loại. Như các văn bản nghị luận, văn bản thông tin… của cả ba bộ sách giáo khoa đang sử dụng hiện hành. Đọc hiểu văn bản theo thể loại giúp cho đề thi đa dạng hơn, tạo thích thú cho học sinh nhiều hơn và cũng như đã nói ở trên, tránh được lối mòn về lựa chọn ngữ liệu bấy lâu nay. Theo đó, học sinh cũng biết thêm kỹ năng đọc để khám phá các văn bản khác. Chẳng hạn, với thể loại ký (bút ký, tùy bút, tản văn, nhật ký…), sau khi nắm vững tri thức ngữ văn, học sinh dễ dàng tìm hiểu văn bản một cách có cơ sở, chứ không mập mờ về “ranh giới” là một dạng văn xuôi với truyện như trước đây.

Dưới đây là một đề kiểm tra thường xuyên cho học sinh lớp 11 của người viết bài này. Đề kiểm tra đọc hiểu về tản văn. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Ông ngoại tôi hay lam hay làm lại khéo tay. Mỗi lần xuống nhà tôi chơi ông lại đóng, làm cho bao đồ dùng, vật dụng. Từ bàn thờ, giường, tủ, bàn ghế đến chạn bát… Tuy là thợ không chuyên, vì nghề chính của ông là dạy học nhưng vì làm gì cũng chỉn chu nên đồ ông đóng rất nuột nà, chắc chắn. Mỗi dịp xuống, ở ngày nào là ông luôn chân, luôn tay ngày đó. Làm xong đồ to, ông lại tranh thủ làm đồ nhỏ. Có khi là cái bàn ăn cơm, mấy cái ghế con, ít cán chổi để dành. Trong một dịp xuống đúng đợt mưa dầm, sẵn tre, pheo, ông làm cho nhà tôi một cái chõng tre. Cái chõng tre nay đã bóng lên màu thời gian, trở thành một vật dụng mà mỗi lần nhìn thấy khiến tôi nhớ ông nhiều nhất.

Bình thường, bố tôi hay dựng chõng tre trong góc nhà ngang. Vào những buổi chiều hè đứng bóng, người mang nó ra sân giếng dội nước cho mát rồi bày giữa sân. Cơm tối xong, cả nhà quây quần hóng mát. Gió từ vườn thổi vào rười rượi, tiếng lá mía xạc xào, hương hoa thơm quấn quýt. Hương thiên lý trên cái giàn cạnh giếng phảng phất, hương hoa móng rồng ngọt ngào, mê dụ… và những câu chuyện của mẹ lẫn trong tiếng lá, quyện hương hoa. Thi thoảng, câu chuyện bị ngắt quãng vì màn phân xử tranh nhau chỗ nằm trên chõng. Mẹ đành bảo, bao giờ ông xuống và có tre, nhờ ông làm cho cái nữa. Nhưng không hiểu sao bao năm nhà tôi cũng chỉ có duy nhất chiếc chõng tre ấy. Tôi cũng chưa thấy nhà ai có hai cái chõng tre cả.

Có những buổi trưa nắng như đổ lửa, cả xóm tụ tập dưới rặng tre phía cuối ngõ. Bóng tre xanh và hơi nước từ bờ ao tỏa lên như một chiếc điều hòa khổng lồ. Có người mang mảnh chiếu nhỏ để ngồi, có người treo chiếc võng kẽo kẹt giữa hai cái cây, lại có bác ngồi xuống những chiếc mo nang đã lau sạch sẽ. Đám trẻ con thì ngồi bệt luôn xuống nền đất mặc cho cuối buổi, những cái mông quần bạc phếch, trắng phau. Hôm nào bố tôi vác cái chõng xuống dưới rặng tre thì nơi đó không khác gì một thiên đường. Hay nói như bây giờ thì quả là chỗ nghỉ dưỡng cực “chill”. Thật tuyệt biết bao khi được nằm dang tay, dang chân trên tấm dát mát mẻ, phẳng phiu, đón những làn gió mơn man trên tóc, nhìn bầu trời trong veo lọt qua những tầng lá xanh ngăn ngắt, lọc thứ ánh sáng mơ hồ, thanh thoát; nghe tiếng những con tôm, con gọng vó búng nước tí tách. Và đâu đó, thoảng tiếng chim chuyền cành lích chích giữa những cành rong. Thời gian như ngừng trôi, tưởng lạc vào một bến bờ cổ tích. Lũ bạn hàng xóm đã hết sức ghen tị với cái “view” tuyệt vời đó. Các ông, các bà thì ngắm nghía và không ngớt xuýt xoa vì cái tài của người làm chõng. Bốn chân chõng vững chãi, đều đặn, những mối bắt đâu ra đấy, tấm dát nhẵn mượt, tăm tắp không một mắt lỗi, bề mặt sờ nhẵn thín, trơn tru.

Chiếc chõng đồng hành cùng gia đình tôi suốt bao năm tháng. Mùa hè người nằm, mùa đông đồ đạc gối lên. Đến mãi sau này, đận làm nhà mới, bị bỏ ra ngoài mưa nắng chiếc chõng mục đôi phần rồi ải dần ra. Khi phải bỏ đi, mẹ tôi cứ ngơ ngẩn mãi. Sau này mỗi khi nhìn thấy một cái chõng tre đâu đó, tôi lại nhớ dáng ông ngoại tất tả, nhớ mùi hương thiên lý đêm hè và những tia sáng mặt trời lấp lánh phía rặng tre”. (Chõng tre thuở ấy, Nhất Mạt Hương, Báo Thanh niên online, 21-7-2024).

Câu 1: Xác định bố cục và nêu chủ đề của bài tản văn. Câu 2: Chỉ ra yếu tố tự sự, trữ tình, biểu cảm, nghị luận và phân tích tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố đó trong bài tản văn. Câu 3: Nhận xét ngắn gọn về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong bài tản văn trên. Lựa chọn và phân tích một vài câu văn có sự liên tưởng/biểu cảm/miêu tả bất ngờ, thú vị. Câu 4: Giải thích nghĩa của từ “cổ tích” trong câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nào: “Thời gian như ngừng trôi, tưởng lạc vào một bến bờ cổ tích”. Câu 5: Bài tản văn trên gửi đến bạn thông điệp gì? Viết trong khoảng 5-7 dòng.

Trn Ngc Tu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)