Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh THPT học ĐH sớm: Cơ chế đột phá song không dễ thực hiện

Tạp Chí Giáo Dục

Vic hc sinh THPT xut sc, có năng lc đưc hc tín ch mt s môn cơ bn ĐH và đưc công nhn kết qu là cơ chế đt phá giúp hc sinh sm xác đnh đưc năng lc ngh nghip, phù hp vi mc tiêu ca Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018.


Vic hc sinh THPT đưc hc mt s tín ch cơ b trưng ĐH s m ra nhiu cơ hi mi cho hc sinh gii, có năng lc vưt tri

Cơ chế đt phá

Tại Hội nghị thường niên ĐH Quốc gia TP.HCM mới đây, PGS.TS Vũ Hải Quân (Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) thông tin, năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện công nhận tín chỉ ĐH cho học sinh THPT có năng lực vượt trội. Hình thức này không chỉ dành riêng cho học sinh trường chuyên, năng khiếu. Các em sẽ học một số môn học cơ bản trên nền tảng của ĐH Quốc gia TP.HCM theo phương thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

PGS.TS Vũ Hải Quân nhận định: “Tôi thấy nhiều trường ĐH lớn như ĐH Thanh Hoa, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) có cơ chế đột phá cho những học sinh giỏi vượt trội. Các tài năng đặc biệt 14 tuổi có thể vào ĐH; 16-18 tuổi tốt nghiệp ĐH; 20 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ. Nếu chúng ta cứ đi theo mô hình tuyến tính mà không đột phá thì không biết bao giờ mới thành công. Hình thức này mở ra nhiều lợi ích cho học sinh tài năng, các em được tiếp cận giáo dục ĐH sớm, được định hướng nghề nghiệp, làm quen sớm với môi trường ĐH, rút ngắn thời gian học ĐH…”.

Cô Lê Ngọc Hân (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) đánh giá việc học sinh xuất sắc được học trước một số tín chỉ cơ bản ở bậc ĐH và được công nhận kết quả này khi lên ĐH là cơ chế đột phá, mở ra nhiều cơ hội cho học sinh xuất sắc ở bậc THPT, phù hợp với Chương trình GDPT 2018 phát triển năng lực gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Cô Lê Ngọc Hân phân tích: Khi việc dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh thì chắc chắn với những năng lực mũi nhọn, năng lực đặc thù thì học sinh sẽ vượt trội lên ở một số lĩnh vực. Những lĩnh vực đó sẽ góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Như vậy, việc cho học sinh học trước một số tín chỉ cũng là cách để các em có định hướng một cách rõ nét hơn, tiết kiệm được thời gian. Hình thức này khi đưa vào thực tế sẽ trở thành lợi thế rất lớn cho học sinh giỏi, khuyến khích các em nỗ lực tự học, mở ra thêm cơ hội, bước ngoặt mới để học sinh có năng lực sớm nhìn ra con đường tương lai của mình, trở thành bệ phóng để các em định hướng nghề nghiệp… 

Hướng đi này, theo cô Lê Ngọc Hân, thế giới đã đi trước. Tại Việt Nam, để triển khai đạt hiệu quả thì từ phía trường THPT và trường ĐH phải có sự gắn kết chặt chẽ, giúp học sinh biết được rằng mình có năng lực ở lĩnh vực nào thì nên học tập, tìm hiểu, đăng ký đúng lĩnh vực đó. Điều này đồng nghĩa với việc công tác hướng nghiệp ở bậc THPT phải chuyên sâu hơn nữa, tư vấn và định hướng kịp thời cho học sinh. “Đã là học sinh xuất sắc thì chắc chắn các em hoàn thành chương trình ở trường phổ thông một cách nhẹ nhàng rồi. Với thời gian rộng rãi còn lại nếu có định hướng, “bảng chỉ đường” để các em đi sớm, đi đúng hướng…, tránh lãng phí thời gian thì rất tốt, thậm chí không chỉ có lợi cho bản thân các em mà còn có thể “kéo” ngành giáo dục đi nhanh hơn”, cô Lê Ngọc Hân nhìn nhận.

Cn có quy chế đánh giá hc sinh mt cách phù hp

ThS. Lê Thịnh (giáo viên môn vật lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) gọi hình thức học sinh THPT được học trước tín chỉ một số môn cơ bản ở bậc ĐH là “tín hiệu vui” cho ngành giáo dục, cực kỳ phù hợp với bối cảnh phát triển của giáo dục hiện nay. Học sinh có năng lực cần phải được đẩy nhanh tiến độ học tập để các em sớm xây dựng kế hoạch phát triển của bản thân. ThS. Lê Thịnh cho biết, ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhiều học sinh học kiến thức phổ thông rất nhẹ nhàng, thời gian còn lại các em tự mình bổ sung thêm nhiều kỹ năng, tham gia vào nhiều hoạt động phong trào, học thuật… Do đó, việc được phép học trước tín chỉ một số môn cơ bản ở bậc ĐH sẽ là cơ hội để học sinh xuất sắc sớm định hướng nghề nghiệp, tiếp cận với việc học ở ĐH, điều này cũng hỗ trợ các trường một cách hiệu quả.

Không d thc hin

Cô Phan Thị Thu Hằng (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh, Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nhìn nhận, việc học sinh THPT xuất sắc, vượt trội được đăng ký học một số tín chỉ cơ bản của trường ĐH và được công nhận các tín chỉ đó ở bậc ĐH là rất hay, mở ra nhiều cơ hội mới mẻ cho học sinh, song không dễ để thực hiện. “Chương trình GDPT 2018 dù nhiều kiến thức đã được giảm tải song bậc THPT vẫn còn khá nặng. Để có thể đạt được kết quả học tập xuất sắc, nổi trội thì học sinh cũng phải nỗ lực tự học rất nhiều, thậm chí nhiều em phải học thêm. Đó còn chưa kể chương trình học bậc THPT hầu hết các trường tại TP.HCM đều thiết kế 2 buổi… Như vậy, thời gian để các em học một số tín chỉ ở bậc ĐH cũng không phải đơn giản, ngược lại sẽ tạo thêm áp lực cho học sinh”, cô Phan Thị Thu Hằng nói.

Do đó, theo cô Phan Thị Thu Hằng, để phương thức này có hiệu quả thì cần có sự thay đổi đồng bộ từ tư duy, nhận thức cho đến các cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh mạnh dạn theo học. Ví dụ, Bộ GD-ĐT cần có thêm hướng dẫn mở để các trường THPT hỗ trợ việc đánh giá học sinh có đủ khả năng theo học sớm các tín chỉ ở bậc ĐH, đồng thời trường ĐH cần linh hoạt thời gian cho học sinh theo học sớm các tín chỉ này.

“Học sinh xuất sắc đã có năng khiếu, tư duy rồi, nếu giáo dục cứ đánh đồng các em với những học sinh bình thường thì cũng không tốt. Hơn nữa, Bộ GD-ĐT cũng có quy định học sinh phổ thông được học vượt cấp ở bậc phổ thông thì việc học sinh phổ thông xuất sắc được học trước một số tín chỉ cơ bản ở bậc ĐH là rất phù hợp. Điều này không chỉ rút ngắn thời gian học tập mà còn giúp học sinh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kiến thức phổ thông của mình, để có thể tiếp cận chương trình ĐH, sớm phát triển kỹ năng, năng lực”, ThS. Lê Thịnh nói.

Tuy nhiên, theo ThS. Lê Thịnh, song song với việc triển khai đề án này thì từ phía các trường THPT phải có quy chế để đánh giá học sinh trước khi các em hoàn thành chương trình học bậc THPT. Bắt buộc phải xây dựng được khung kiểm tra đánh giá riêng biệt thì mới đảm bảo để các em học vượt cấp tín chỉ ĐH mà không ảnh hưởng đến việc học ở bậc THPT. “Thông thường học sinh sẽ mất 3 năm để hoàn thành chương trình học THPT. Tuy nhiên, nhiều học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thì có khi chỉ cần 2 năm là đã đạt được mức hoàn thành này rồi. Như vậy, nếu có sự đánh giá, rút ngắn thời gian học phổ thông cho những học sinh xuất sắc, để các em phát triển được năng lực tư duy. Nói chung cần xây dựng lộ trình, kế hoạch hoàn thành kiến thức cho học sinh để các em đạt được tiêu chí đảm bảo tham gia học vượt cấp bậc ĐH”, ThS. Lê Thịnh chia sẻ.

Bài, ảnh: Quang Long

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)