Y tế - Văn hóaThư giãn

Học sinh tìm hiểu văn hóa Tết xưa

Tạp Chí Giáo Dục

Trường THPT Nam Sài Gòn (Q.7) vừa tổ chức chương trình “Giá trị Tết Nguyên đán Việt Nam xưa và nay”.


Tiết mc văn ngh “S tích bánh chưng bánh dy”

Chương trình diễn ra trực quan, sinh động thông qua việc tái hiện một bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết ở Nam bộ có đủ mâm ngũ quả, bánh tét, bánh ít, bình bông vạn thọ và trà rượu. Thông qua đó, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh văn hóa Nam bộ) đã có nhiều chia sẻ thú vị về văn hóa ngày Tết xưa và nay như: các loại hoa quả được thờ cúng; phong tục cúng Tết của 3 miền; cách gọi bàn thờ tổ tiên là cửu huyền thất tổ… Bên cạnh đó học sinh còn được nghe giảng nghĩa về 3 chữ “Đức Lưu Quang” – thường được thờ ngay giữa nhà với ý nghĩa lấy giá trị đạo đức làm ánh sáng soi đường cũng như những lời dặn dò của cha ông về sự hiếu hiền của con cháu để sống xứng đáng với công đức của tiền nhân đã gầy dựng. Chương trình còn có tiết mục văn nghệ “Sự tích bánh chưng bánh dầy” do diễn giả Hồ Nhựt Quang sáng tác – tái hiện lại thời vua Hùng dựng nước và nghe lại tiếng trống đồng âm vang hào hùng vào một buổi sáng giáp Tết…

Thầy Lê Trọng Nghĩa (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nam Sài Gòn) cho biết, đây là hoạt động thiết thực khi nói về văn hóa Tết. Tết là thời gian sum vầy đoàn tụ vui xuân và tri ân công sinh dưỡng của ông bà mẹ cha và công dạy dỗ của cô thầy, vì thế mới có câu “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Rất mong những giá trị này được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nhất là trong việc giáo dục cho giới trẻ.

Tin, ảnh: Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)