Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh TP.HCM hân hoan trở lại trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau gn 10 tháng phi nhà phòng chng dch, HS mm non, tiu hc và lp 6 ti TP.HCM đã chính thc tr li trưng, hòa chung vi không khí “bình thưng mi” ca thành ph.


Phó Ch tch UBND TP Dương Anh Đc (bìa trái) cùng lãnh đo S GD-ĐT và S Y tế kim tra công tác an toàn phòng dch ti Trưng TH Nguyn Đình Chiu (Q.Bình Thnh)

Ph huynh an tâm, giáo viên phn khi

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ đến trường từ ngày 14-2 tại Trường Mầm non I (Q.3) là trên 70%. So với thời điểm khảo sát trước đó, tỷ lệ đã tăng lên khá nhiều.

Do trẻ mầm non còn khá nhỏ, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trở lại trường, cô Phạm Thị Thu Diễm – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường đẩy mạnh công tác tầm soát sức khỏe của trẻ, phụ huynh.

Mỗi ngày, hơn 200 trẻ cùng phụ huynh sẽ thực hiện khai báo y tế, qua đó nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm để có biện pháp xử lý kịp thời.

“Có phụ huynh trước đó còn băn khoăn việc cho trẻ đến trường nhưng sau buổi họp phụ huynh, khi được giáo viên giải đáp, thông tin về các biện pháp phòng dịch của trường thì phụ huynh đã vững tin hơn rất nhiều, an tâm cho trẻ đến trường”, cô Diễm hào hứng.


Hc sinh Trưng TH Nguyn Viết Xuân (Q.Gò Vp) trong bui hc trc tiếp đu tiên sau gn 10 tháng tránh dch Covid-19

Háo hức, vui mừng cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh Trường Mầm non 14 (Q.Tân Bình) khi quyết định cho con đến trường. Chị Thu Hương – phụ huynh có cháu học lớp lá cho biết, sau thời gian nghỉ dịch quá dài, con không được giao tiếp, vui chơi với bạn bè nên khi được đến trường “cả mẹ và con đều hồi hộp, không ngủ được”.

“Chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn bởi trẻ mầm non còn quá nhỏ, các con lại chưa được tiêm vắc-xin nhưng với các biện pháp phòng dịch của trường, sự quyết tâm, nỗ lực của các cô, phụ huynh sẽ càng thêm phối hợp tạo môi trường xanh, an toàn nhất khi con đến trường…”, phụ huynh này bày tỏ.

Nhằm tạo môi trường xanh cho trẻ, Trường Mầm non 14 triển khai tầm soát trẻ và phụ huynh ngay từ cổng trường qua việc khai báo y tế. Mã QR cũng được dán tại mỗi cửa lớp, giúp chia nhỏ từng nhóm phụ huynh, đảm bảo an toàn phòng dịch.

Cô Phan Thị Ánh Hiệp – Hiệu trưởng nhà trường nhìn nhận, đặc thù của trẻ mầm non là cần phải được các cô “cầm tay chỉ việc”. Vì thế, trong suốt tuần đầu tiên các con đến trường, giáo viên sẽ chỉ tập trung vào dạy trẻ các kỹ năng phòng dịch, giúp trẻ thích nghi việc đi học sau nhiều tháng không đến trường.

Các hoạt động vui chơi, rèn luyện ngoài sân trường trong tuần tạm thời chưa tổ chức trong tuần đầu tiên. Thay vào đó, từng lớp sẽ được trang trí, thiết kế nhiều góc vui chơi để thu hút trẻ. Qua tuần, trẻ sẽ được chia ca để ra sân trường sinh hoạt, vui chơi ở những góc khác nhau.

“10 tháng rồi các cô không được gặp trẻ, trẻ cũng không được đến trường. Vì thế, khi các con được đi học, dù có cực chút vì phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho trẻ song các cô rất phấn khởi. Sự đồng thuận cao của phụ huynh chính là thuận lợi trong việc tạo môi trường xanh cho trẻ”, cô Hiệp bày tỏ.

Trong khi đó, ở bậc tiểu học, thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy có tới 95% phụ huynh đồng thuận cho trẻ đến trường từ ngày 14-2. Ở nhiều trường, nhiều lớp học, tỷ lệ này lên đến 100%.

Tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), công tác đón trẻ đi học trực tiếp được nhà trường xây dựng với nhiều biện pháp như phân luồng, rửa tay, đo thân nhiệt khai báo y tế. So với mức khảo sát ban đầu, con số trẻ trở lại trường cao hơn nhiều lần. Ngay cả với khối lớp 1, 2, tỷ lệ cũng trên 90%. Hiệu trưởng Đỗ Ngọc Chi chia sẻ, đội ngũ giáo viên rất phấn khởi khi trẻ trở lại trường. Tuỳ theo từng khối lớp, giáo viên thiết kế những hoạt động chào đón, tạo tâm thế hào hứng, nhẹ nhàng, vui tươi khi trẻ đến lớp.

“Chính sự háo hức của trẻ, sự đồng thuận của phụ huynh đã là động lực để nhà trường, đội ngũ cố gắng hơn nữa trong xây dựng biện pháp phòng dịch. Nhìn các con trở lại trường, học tập, vui chơi trực tiếp, thấy rằng cuộc sống đã thực sự trở lại bình thường…”, cô Đỗ Ngọc Chi xúc động.

Mi giáo viên là mt nhà tư vn

Khẳng định việc tạo môi trường an toàn để trẻ được đến trường học tập luôn là mong muốn của thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đánh giá, trong điều kiện hiện nay, với chỉ đạo thích ứng an toàn, linh hoạt của Chính phủ, các nhà trường đã nỗ lực thích ứng, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh để xử lý đúng quy trình khi có sự cố, đảm bảo an toàn nhưng không gây ra xáo trộn.

Ông yêu cầu, khi HS trở lại trường, đặc biệt là HS các khối lớp nhỏ như mầm non, tiểu học thì Sở Y tế cần phải bám sát, theo dõi để chia sẻ, hỗ trợ các nhà trường. Từ phía nhà trường thì tất cả các bộ phận, nhất là lãnh đạo nhà trường đều phải quán triệt quy trình, nắm vững kiến thức, luôn cảnh giác, đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp nhất. 

“Hiện nay số ca nhiễm của thành phố ít nên chúng ta phải cố gắng giữ gìn. Các trường cần giữ hệ thống liên lạc thông suốt với phụ huynh. Nếu phát hiện HS sốt thì bình tĩnh trao đổi với phụ huynh để xử lý linh hoạt, hiệu quả, tránh gây xáo trộn và làm ảnh hưởng, hoang mang tâm lý phụ huynh, HS. Mỗi giáo viên phải trở thành nhà tư vấn khi trẻ đến trường…”, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.

Đánh giá công tác tổ chức đón HS ở các cơ sở giáo dục thực hiện khá nhịp nhàng, đảm bảo, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, trong tuần đầu tiên khi trẻ đến trường ngành y tế sẽ tiếp tục theo sát, nhằm đưa ra hướng xử lý nhanh các trường hợp cần thiết. Trong quá trình giám sát sẽ có những đánh giá để điều chỉnh kịp thời, phù hợp trong tuần tới.

“Ngành y tế đã xây dựng dự thảo kịch bản quy trình xử lý F0 trong trường học, sẽ ban hành trong thời gian tới. Dự thảo cụ thể hóa quyết định của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, tạo sự linh hoạt cho các trường đảm bảo việc dạy học trực tiếp được ổn định song về cơ bản vẫn thực hiện quy trình F0 theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, ông Hưng thông tin.

Lưu ý công tác dạy và học trực tiếp với trẻ mầm non, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho hay, trong mọi tình huống phát sinh liên quan đến dịch nhà trường phải mời phụ huynh cùng giám sát.

Khi đi học lại phải có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, chuẩn bị tâm lý cho trẻ, để trẻ biết các vấn đề sức khỏe như thế nào thì phải báo với thầy cô. Trẻ phải được giáo viên theo sát, hướng dẫn kỹ năng về rửa tay, ăn, ngủ phòng dịch, để trẻ biết hình thành thói quen.

“Nhắc nhở trẻ nhưng không quá căng thẳng để trẻ học bình thường, tiếp thu kiến thức. Quan trọng vẫn là công tác phối hợp với phụ huynh, thông tin nhanh dấu hiệu bất thường của trẻ, để ứng xử phù hợp”, ông Nguyễn Hữu Hưng nói.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng cho hay, với những HS chưa đến trường, ngành giáo dục sẽ tiếp tục duy trì kênh học. trực tuyến, học trên truyền hình, giao bài tập, đảm bảo kiến thức cho HS.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)