Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Học sinh trên toàn thế giới: Những điểm tích cực từ thời gian học trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Khi đi dch Covid-19 làm đóng ca các trưng hc trên toàn thế gii vào năm 2020, cách giáo viên ging bài và hc sinh làm bài trên lp cũng đã thay đi rt nhiu. Mt hc sinh trung hc Boston đã viết trong mt nghiên cu gn đây, “phòng ng biến thành phòng hc trưng, phòng khách biến thành phòng thí nghim khoa hc và sân sau biến thành phòng tp th dc”.


Đi vi mt s tr em, hc trc tuyến theo tc đ ca riêng rt có li. nh: Shutterstock

Hai năm trôi qua, sự chuyển đổi này sang học tập từ xa và sau đó, học tập kết hợp giữa cả hai hình thức đã đặt ra nhiều thách thức. Việc này đã gây ra sự căng thẳng và hoang mang cho đội ngũ giáo viên cũng như các em học sinh. Nhưng nó cũng mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên.

Một báo cáo gần đây tổng hợp kết quả của 81 nghiên cứu về các trường trung học từ 38 quốc gia đã nhấn mạnh rằng các phương pháp học tập trực tuyến này có thể bổ sung như thế nào cho các phương pháp học tập truyền thống. Học sinh nhận thấy rằng được học tập theo nhịp độ riêng và không có áp lực xã hội của lớp học là điều có lợi. Ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với viễn cảnh có thể tiếp tục cho học sinh học trực tuyến vào năm 2022, nhưng đây là những lý do để hy vọng.

K năng trc tuyến

Trong thời kỳ đại dịch, các trường học đã phải sử dụng nhiều hơn các hệ thống và ứng dụng quản lý học tập, để cải thiện giao tiếp giữa nhà trường và học sinh. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng việc phải làm việc từ xa đã khuyến khích giáo viên và học sinh truy cập lại và nâng cao kỹ năng của họ. Điều này đã kích thích sự đổi mới và tư duy sáng tạo, đồng thời thúc đẩy học sinh phát triển các kỹ năng sử dụng nhiều công cụ và tài nguyên trực tuyến một cách hiệu quả cho việc học tập, chẳng hạn như những gì được báo cáo trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ.


Nhiu ph huynh tham gia nhiu hơn vào vic hc ca con em mình so vi trưc kia. Ảnh: Shutterstock

Nhiều học sinh đã cho thấy khả năng học tập và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Các giáo viên ở Hồng Kông báo cáo rằng học sinh của họ đã phát triển các phương pháp giải quyết vấn đề mà không cần giáo viên hướng dẫn.

Trong khi đó, trong số 2.824 học sinh trung học trả lời cuộc khảo sát ở Slovakia, hầu hết cho biết họ thấy việc học theo tốc độ của mình là rất có ích. Khi học sinh được xem lại các video hướng dẫn và bài giảng của giáo viên, điều này đã giúp học sinh hiểu sâu hơn về các môn học của mình và duy trì kết nối với giáo viên của mình.

Ở Anh, Thụy Điển và Mỹ, một số học sinh, trước đại dịch, không muốn tham gia vào các lớp học, cho biết họ đã trở nên tham gia và gắn bó hơn với bài tập ở trường trong thời gian học trực tuyến, vì họ cảm thấy ít áp lực hơn so với việc đến trường. Các sinh viên học nhạc cụ ở Úc cũng cho thấy sự cải thiện trong các kỹ năng xã hội của họ, bao gồm giao tiếp, đàm phán và lắng nghe tích cực.

Học sinh ở Áo, Mỹ và Bồ Đào Nha cũng đạt được nhiều lợi ích từ việc tương tác với bạn bè của họ – học tập từ xa mang lại cho họ các phương pháp hợp tác mới, bao gồm phát triển, sử dụng các bảng thảo luận để chia sẻ ý tưởng và thực hiện công việc ở trường với các bạn học cũng như cộng tác trong các nhiệm vụ chẳng hạn như đồng tạo áp phích và video kỹ thuật số, đồng thời chia sẻ chúng qua mạng xã hội. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã báo cáo rằng việc sử dụng chức năng trò chuyện trong Google Meet trong các bài học trực tiếp, kết hợp với công việc chỉnh sửa và viết nhận xét trong Google Tài liệu, đặc biệt hữu ích cho sinh viên trong việc cộng tác và giữ liên lạc với bạn bè cũng như nâng cao kỹ năng cá nhân của mỗi học sinh.

Giao tiếp và đánh giá

Đối với một số quốc gia, việc chuyển sang kiểm tra trực tuyến, là khá khó khăn, vì điều này hiện đòi hỏi các phương pháp kiểm tra thay thế cũng có thể đảm bảo kết quả đáng tin cậy.

Hai chiến lược phổ biến nhất được sử dụng là kiểm tra theo hình thức và câu đố trực tuyến – được xác định trong 16% các nghiên cứu mà chúng tôi đã xem xét. Trong khi kiểm tra theo hình thức trước đây để thúc đẩy học tập của học sinh, hai hình thức này đã được sử dụng vì những lý do khác nhau.


S chuyn đi đt ngt sang hc tp trc tuyến đã giúp ​​sinh viên tìm ra gii pháp sáng to cho các vn đ khác nhau. Ảnh: Shutterstock

Kiểm tra hình thức, thường được tiến hành trong thời gian thực, được hỗ trợ bởi các công cụ trực tuyến. Nó cho phép giáo viên nhìn và nghe học sinh, hỗ trợ đánh giá bài nói chuyện và đánh giá ngôn ngữ, bao gồm đóng vai, tranh luận trực tuyến và các bài phát biểu. Các giáo viên cũng báo cáo rằng tương tác thời gian thực này hỗ trợ cảm giác hiện diện xã hội, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của học sinh.

Trong khi đó, các câu đố trực tuyến cho phép học sinh tự kiểm tra mức độ hiểu biết của mình, theo báo cáo trong một nghiên cứu ở Indonesia về học sinh lớp 10. Việc được tự động sửa lỗi, các câu đố cũng giúp giảm tải công việc của giáo viên. Cuối cùng, loại kiểm tra trực tuyến này cũng dễ dàng được chia sẻ giữa các giáo viên, hỗ trợ sự bình đẳng và khả năng tái sử dụng cho sau này.

S tham gia ca cha m

Một số phụ huynh cho biết các kỹ năng trực tuyến được nâng cao là do kết quả của đại dịch. Nhưng điều rút ra được chính là sự thúc đẩy của các bậc cha mẹ trong việc tham gia nhiều hơn vào việc học của con cái họ.

Nghiên cứu ở Nigeria cho thấy rằng việc cung cấp cho phụ huynh khả năng tiếp cận nhiều hơn với những gì con họ đang học sẽ giúp cải thiện cam kết học trực tuyến của học sinh. Ở Việt Nam, việc phụ huynh tham gia lớp học trực tuyến cùng học sinh có thể giúp toàn bộ quá trình học hiệu quả hơn.

Thời gian học trực tuyến vừa qua tuy có nhiều khó khăn, nhưng nhìn lại học sinh đã có một thời gian để tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho tương lai để trở nên linh hoạt hơn. Điều này sẽ khuyến khích sự hòa nhập và khả năng tiếp cận và sẽ hỗ trợ học tập suốt đời cho thế hệ học sinh mai sau.

Thy Phm (Theo TheConversation)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)