Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học sinh tựu trường: Không để dịch bệnh lây lan và bùng phát trong trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh TP.HCM nói riêng và cc nói chung đã chính thc bưc vào năm hc mi 2023-2024. Cui tháng 8, tháng 9 là thi đim dch bnh st xut huyết vào đnh dch; dch bnh tay chân ming vn chưa h nhit; ngoài ra còn mt s dch bnh lây truyn qua đưng hô hp khác. Theo đó, nếu công tác phòng chng dch không đưc các trưng quan tâm trin khai sm thì nguy cơ dch bnh lây lan, thm chí bùng phát là khó tránh khi…


Giáo viên Trưng Mm non Mt Tri Nh v sinh kh khun bàn ghế trưc khi đón tr

Đy mnh truyn thông đến ph huynh

Trong khi học sinh tiểu học, trung học phần nào ý thức được việc phòng chống dịch bệnh thì với các bé mầm non, người lớn phải làm thay. Chỉ cần phụ huynh, giáo viên bỏ qua một vài dấu hiệu bất thường của trẻ cũng có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh trong lớp, thậm chí là trong trường… Theo đó, công tác phòng chống dịch được các trường mầm non đặc biệt quan tâm.

Tại Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ (Q.Bình Tân), thông tin giáo dục sức khỏe đến phụ huynh được thực hiện bằng nhiều hình thức. Bao gồm chia sẻ các thông báo, những điều cần biết về các bệnh, quy trình rửa tay, các biện pháp phòng bệnh trên Fanpage của trường, nhóm Zalo các lớp.

“Nếu phụ huynh có sự phối hợp thì công tác phòng chống một số bệnh trong nhà trường sẽ rất tốt. Và thông tin giáo dục sức khỏe đến phụ huynh là một trong những nội dung trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường”, cô Lê Ái Sơn Hà – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ – khẳng định.

Cũng theo cô Hà, ngay trước cổng, nhà trường trang bị bồn rửa, xà bông để phụ huynh và trẻ rửa tay trước khi vào trường. Kỹ lưỡng hơn, trước khi vào trường, trẻ còn được kiểm tra thân nhiệt, tay chân. Nếu có biểu hiện bệnh thì nhà trường từ chối không nhận bé.

Công tác phòng chống dịch bệnh của Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ được làm thường xuyên. Hàng tháng, nhà trường họp triển khai phòng chống các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm đến toàn thể giáo viên, công nhân viên. Đồng thời kết hợp với Trung tâm Y tế quận, Trạm Y tế phường Tân Tạo tập huấn, triển khai các hoạt động phòng chống. Hàng tuần, sử dụng Cloramin B vệ sinh lớp học. Hàng ngày, sử dụng nước Javel tẩy rửa đồ chơi, mặt bàn, nền nhà… Mọi hoạt động đều có bộ phận kiểm tra, giám sát.

“Với những biện pháp trên, công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường luôn đạt kết quả tốt. Chưa năm nào nhà trường để xảy ra trường hợp trẻ mắc các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết”, cô Hà cho hay.

Ch đng kim soát dch bnh đ đón hc sinh đến trưng an toàn

Thông tin từ Sở Y tế TP cho biết, theo quy luật, hàng năm bệnh sốt xuất huyết tăng vào cuối tháng 6, đỉnh dịch vào tháng 10, sau đó giảm chậm qua đầu năm sau. Đối với bệnh tay chân miệng, khoảng 3 tuần gần đây số ca mắc đang có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, với nguyên nhân gây bệnh là Enterovirus – chủng virus có độc lực cao, làm bệnh diễn tiến nặng nên không thể chủ quan.

Để phòng bệnh trong trường học, BS Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP – cho rằng, nhà trường cần thiết phải có những biện pháp dự phòng để bảo vệ học sinh. Khi học sinh trở lại trường học, biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm cần được củng cố và duy trì để đảm bảo hạn chế, tránh lây lan.

“Cần thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn về kiểm soát dịch bệnh trong trường mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, Sở Y tế TP đã triển khai từ nhiều năm nay để có sự chủ động đón học sinh đến trường an toàn. Cụ thể, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cần loại bỏ những vật dụng chứa nước xung quanh trường học giúp không có lăng quăng, không có muỗi; phòng tay chân miệng thì phải vệ sinh phòng học, đồ dùng học tập, đồ chơi, bề mặt các bàn học. Đặc biệt, tập cho trẻ thói quen rửa tay; người lớn cũng phải rửa tay không chỉ giảm nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng mà cả các bệnh nhiễm siêu vi đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa”, BS Nga nói.

Theo BS Nga, nếu trẻ bị bệnh phụ huynh không nên đưa con đến trường mà hãy đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán, chăm sóc tốt hơn. Nhà trường cũng cần chú trọng truyền thông để phụ huynh hiểu, cùng phối hợp thực hiện giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh trong trường học.

Chưa th ch quan vi dch Covid-19

Thông tin về tình hình dịch Covid-19, BS Nga cho biết, biến thể EG.5 đã được báo cáo và phát hiện từ tháng 2-2023. Sự xuất hiện biến thể mới này không nằm ngoài sự tính toán của các nhà khoa học. Tổng Thư ký của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, kết thúc tình trạng đáp ứng khẩn cấp về y tế công cộng đối với Covid-19 không có nghĩa là dịch Covid-19 đã hết. Theo đó, virus vẫn còn trong cộng đồng, vẫn còn số ca mắc và ca tử vong. Điều kiện để chấm dứt tình trạng khẩn cấp là những biến thể mới không làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, không ảnh hưởng đến số ca mắc và số ca nhập viện.

Tại TP, theo BS Nga, hiện nay số ca mắc Covid-19 hàng tuần ghi nhận còn rất ít. Trong cộng đồng không ghi nhận chùm ca viêm hô hấp. Hệ thống giám sát các biến chủng Covid-19 cũng chưa ghi nhận biến thể mới EG.5. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chủ quan. Các hoạt động giám sát Covid-19 một cách bền vững vẫn được ngành y tế TP thực hiện. Trong đó, duy trì hệ thống giám sát ca bệnh, lấy mẫu giám sát biến chủng và duy trì hoạt động tiêm chủng vaccine Covid-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

BS Nga lưu ý, việc kiểm soát Covid-19 của ngành y tế vẫn cần sự chủ động phòng bệnh của mỗi người dân. Cụ thể, những người bị viêm hô hấp hoặc gia đình có người bị viêm hô hấp thì cần thực hiện các biện pháp như mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc để tránh lây bệnh cho người khác. Hiện nay ngoài Covid-19 vẫn còn nhiều tác nhân gây viêm đường hô hấp.

Các trường học cần song song phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và Covid-19 cùng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Có như vậy mới đảm bảo học sinh đến trường được an toàn…

Linh Anh

Bình luận (0)