Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học sinh ứng dụng kỹ năng… công dân số

Tạp Chí Giáo Dục

5
(1)

S dng nn tng s, AI đ sáng tác nhc, thiết kế sách đin t, xây dng video, bin báo biết nói… là nhng gii pháp s đy thiết thc đưc hc sinh lp 7, Trưng THCS Colette (qun 3) to ra trong tiết hc công ngh vi d án “Công dân s chung tay bo v rng”.

Học sinh sử dụng AI tạo ra sản phẩm tuyên truyền bảo vệ rừng trong môn công nghệ

Với 48 học sinh, lớp 7/8 được chia thành 4 nhóm thực hiện dự án. Trong đó, mỗi nhóm lại chia thành 2 nhóm nhỏ, sử dụng nền tảng số, ứng dụng AI thực hiện sản phẩm tuyên truyền trên nền tảng số và biện pháp bền vững về bảo vệ rừng.

Theo cô Dương Thái Trân (giáo viên công nghệ, Trường THCS Colette), trong sách công nghệ lớp 7, bộ Chân trời sáng tạo có bài: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Bài học cung cấp cho học sinh kiến thức về trồng rừng và bảo vệ rừng. Dự án “Công dân số chung tay bảo vệ rừng” nằm trong phần 2 về bảo vệ rừng, hướng tới nâng cao hơn nữa ý thức của học sinh trong việc bảo vệ rừng thông qua chính ứng dụng, nền tảng công nghệ. Từ chính kiến thức môn học, các em sẽ kết hợp với kiến thức, kỹ năng công nghệ để xây dựng nên những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, bảo vệ rừng.

“Sản phẩm của học sinh rất đa dạng, thực sự là sản phẩm số, có thể chia sẻ trên nhiều nền tảng, thu hút người xem. Đó là sản phẩm về âm nhạc, video, sách, biển báo được các em vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những ứng dụng số, AI, tạo ra các giá trị hữu ích phục vụ cộng đồng. Khi được tạo điều kiện sử dụng công nghệ số, các em rất thích thú, say mê tìm hiểu. Điều quan trọng là khi sử dụng các em có sự chọn lọc, đánh giá để có thể tìm ra ứng dụng phù hợp nhất…” – cô Trân chia sẻ.

Lựa chọn giải pháp thiết kế sách số để tuyên truyền biện pháp bảo vệ rừng, nhóm của Gia Hoàng (lớp 7/8) mất 3 tuần, từ tìm kiếm thông tin, lựa chọn hình ảnh, ứng dụng, thiết kế. Cuốn sách với tiêu đề Người gác rừng, gồm 2 phần: Khó khăn của công việc giữ rừng và chia sẻ các công nghệ để giữ rừng, được nhóm lấy cảm hứng từ câu chuyện của ông Trần Minh Tùng – người giữ rừng Cần Giờ hơn 5 thập kỷ; Trong phần 2 về giải pháp được nhóm nghiên cứu, tham khảo các sản phẩm: robot chữa cháy, thiết bị tưới nước tự động…

“Lựa chọn sách số chúng em mong muốn có thể dễ dàng truyền tải thông điệp bảo vệ rừng đến với các bạn học sinh và mọi người trong xã hội, đồng thời phát triển văn hóa đọc” – Gia Hoàng nói.

Trong khi đó, nhóm của Hoàng Mai Phương (lớp 7/8) lại chọn thiết kế biển báo biết nói là giải pháp bảo vệ rừng. Với giải pháp này, khi người sử dụng quét mã QR có trên biển báo, những thông điệp bảo vệ rừng như Không chặt phá rừng bừa bãi; không săn bắt động vật trái phép; trồng cây… sẽ phát ra tiếng nói, giúp hiệu quả tuyên truyền cao hơn.

Mai Phương cho biết: “Trong những tiết công nghệ, tin học, chúng em được thầy cô trang bị thêm kiến thức về AI. Đây là những kiến thức nền tảng để chúng em ứng dụng vào nhiều môn học khác nhau, giúp việc học thú vị. Trong dự án số lần này, khi sử dụng AI để tạo ra sản phẩm số, chúng em học được thêm rất nhiều kỹ năng như sử dụng AI, hợp tác làm việc nhóm, nâng cao thêm trách nhiệm về bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh và môi trường xung quanh”.

“Chiền chiện gọi bạn” là clip nhạc do nhóm của Thái Song Thư (lớp 7/8) sáng tác trên nền tảng AI, hướng tới thông điệp bảo vệ rừng. “Chỉ cần đưa ra được câu lệnh phù hợp, chi tiết, với mục tiêu rõ ràng thì AI sẽ sáng tác ra lời bài hát, nhạc và thậm chí là trình bày luôn bài hát. Trong sách ngữ văn lớp 7 có bài chim chiền chiện, do vậy hình ảnh trong bài hát sẽ gần gũi, dễ dàng tác động đến bạn bè…” – Thư nói.

Đ to ra công dân s, đòi hi phi có giáo viên s

Cô Dương Thái Trân cho hay, thông qua dự án, giáo viên mong muốn định hướng cho học sinh việc sử dụng hiệu quả những ứng dụng số, AI vào việc tạo ra những giá trị hữu ích, từ đó, tạo ra thế hệ học sinh là công dân số trong tương lai biết ứng dụng những kỹ năng công dân số để sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.

Bằng việc ứng dụng công nghệ số vào bài học đã mang đến cho học sinh một thế giới mới khi khám phá kiến thức, phát huy năng lực, thế mạnh. Đặc biệt, hình thành cho học sinh kỹ năng, trách nhiệm của một công dân số…

Để học sinh có thể chọn lựa được những ứng dụng AI phù hợp, theo cô Trân, giáo viên đóng vai trò gợi ý, dẫn dắt và hướng dẫn học sinh thực nghiệm. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải có năng lực số, là những giáo viên số. Do vậy, vai trò chuyển đổi số của giáo viên hiện nay còn phải gắn với việc sử dụng được ứng dụng AI để hỗ trợ, định hướng, dẫn dắt học sinh hình thành kỹ năng công dân số, sử dụng công nghệ một cách thích hợp, có trách nhiệm.

“Để không tụt lại trong bối cảnh công nghệ số, bản thân tôi luôn phải tự học hỏi nâng cao trình độ. Điều may mắn là hàng năm Phòng GD-ĐT quận 3 đều thường xuyên tổ chức các buổi học về AI dành cho giáo viên, qua đó giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng, vững tay, tự tin khi ứng dụng AI trong bài dạy cũng như hỗ trợ học sinh hình thành kỹ năng số… Những sản phẩm số do học sinh tạo ra được giáo viên đưa lên trang học liệu số của trường, trở thành nguồn học liệu, tư liệu học tập…” – cô Dương Thái Trân nói thêm.

Theo TS. Phạm Đăng Khoa – Trưởng phòng GD-ĐT quận 3, trong bối cảnh công nghệ, AI phát triển thần tốc như hiện nay thì giáo dục cũng không thể đứng ngoài mà càng đóng vai trò quan trọng để trang bị, định hướng và dẫn dắt cho học sinh. Không ai khác, giáo viên phải trở thành giáo viên số, là người hiểu về việc sử dụng AI trong công tác giảng dạy, trang bị cho học sinh năng lực sử dụng AI trong học tập…

Ông cho biết, suốt thời gian qua, ứng dụng AI vào soạn bài giảng, học liệu số, kiểm tra đánh giá luôn được ngành GD-ĐT quận 3 đẩy mạnh với nhiều khóa học cả trực tiếp và trực tuyến. Đến nay qua 5 lần tập huấn, giáo viên các bậc học trên địa bàn quận đã được trang bị những kiến thức nền tảng về AI, tự tin sử dụng nhiều nền tảng, ứng dụng AI trong việc dạy và học. Từ đó không chỉ giúp giờ học sinh động, đạt hiệu quả, khiến học sinh thích thú mà còn giúp thầy cô nhàn hơn rất nhiều khi đổi mới phương pháp theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

“Điều quan trọng là khi giáo viên được trang bị kiến thức về AI thì chính thầy cô lại trang bị, hướng dẫn lại cho học sinh của mình, tạo điều kiện để các em sử dụng AI một cách hiệu quả trong học tập. Đây chính là nền tảng để hình thành kỹ năng công dân số cho học sinh…” – TS. Phạm Đăng Khoa nhấn mạnh.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)