Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh Việt Nam theo học trường có vốn đầu tư nước ngoài không quá 10%

Tạp Chí Giáo Dục

Vừa qua tại Trung tâm Seameo Retrac, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định gồm 6 chương, 75 điều được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26-9-2012 và có hiệu lực từ ngày 15-11-2012. Theo đó, học sinh Việt Nam chưa đủ 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài. Cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học) thực hiện giáo dục theo chương trình nước ngoài và cấp bằng nước ngoài được phép nhận học sinh Việt Nam nhưng không quá 10% đối với trường tiểu học và THCS, 20% đối với THPT. Nghị định cũng nêu rõ 5 loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập, gồm: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non (trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ em là người nước ngoài; cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở giáo dục ĐH. Trong đó, dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề lần lượt phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ; 50 triệu đồng/học sinh; 20 triệu đồng/học viên và 60 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất)…
Ngọc Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)