Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Học sinh viết truyện tiếng Anh bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc sinh nht 10 tui, Nguyn Lê Bo Ngc (hc lp 5/3 Trưng Tiu hc Lê Văn Tám, Q.7, TP.HCM) đã chinh phc đưc IELTS 7.0. Chưa hết, câu chuyn tiếng Anh “A wonderful trip to the earth” do Bo Ngc sáng tác xut sc vưt qua hàng chc ngàn thí sinh đ giành gii nht cuc thi Sáng tác truyn tiếng Anh cp tiu hc năm hc 2019-2020 do S GD-ĐT TP.HCM t chc mi đây.

Nguyn Lê Bo Ngc thuyết trình v tác phm trong cuc thi

May mắn có ba là người nước ngoài song bản thân Bảo Ngọc cũng rất ý thức về việc học tiếng Anh. Mỗi ngày, em đều đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong môn học…

Hc tiếng Anh t… bin hiu bên đưng

Bắt đầu làm quen với tiếng Anh từ năm 3 tuổi qua phim ảnh và các bài hát tiếng Anh, lên 7 tuổi, Bảo Ngọc đã hoàn toàn tự học tiếng Anh cùng ba. Với em, ba chính là động lực để bản thân phải cố gắng mỗi ngày (ba Bảo Ngọc là người nước ngoài, giảng viên ĐH quốc tế – PV). “Khi ấy, muốn hiểu ba nói gì em thường phải thông qua mẹ hoặc muốn bày tỏ tình cảm với ba, em cũng thường phải tra từ điển để nói cho ba hiểu. Em luôn nghĩ mình phải học thật giỏi tiếng Anh trước hết để được trò chuyện cùng ba hàng ngày”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Từ đó, Bảo Ngọc quyết tâm nói chuyện thật nhiều với ba bằng tiếng Anh. Những từ mới không hiểu em đều ghi lại, tra nghĩa và thường xuyên sử dụng từ mới đó trong các ngữ cảnh. Thậm chí, em còn coi việc học từ mới nghiêm túc như một cách “chép phạt” hàng ngày. “Mỗi khi đi chơi hay đi học, em đều có thói quen chú ý những biển hiệu hai bên đường để học tiếng Anh. Khi bắt gặp các từ mới, em sẽ ghi chép lại, hỏi mẹ hay tra từ điển xem ý nghĩa của từ và… chép khoảng 5-6 lần cho đến khi thuộc mặt chữ. Ngoài chép, em còn viết những đoạn văn ngắn có sự xuất hiện của từ mới, thường xuyên sử dụng từ để ghi nhớ”, Bảo Ngọc cho biết. Không chỉ nghiêm khắc trong việc học tiếng Anh tại nhà, ở trường, Bảo Ngọc cũng khiến bạn bè ngưỡng mộ khi luôn tích cực, năng nổ chinh phục môn học thuộc hàng “khó nhằn” này. Theo đó, em thường xuyên tham gia các hội thi tiếng Anh do nhà trường tổ chức để được giao lưu, cọ xát với bạn bè. Đặc biệt, em còn là thành viên nòng cốt trong CLB Tiếng Anh của trường, cùng thầy cô thiết kế các giờ năng khiếu, sân chơi tiếng Anh, tạo môi trường học tiếng Anh ngay trong sân trường để cùng bạn bè học tập, vui chơi.

Với niềm yêu thích, miệt mài và đặt mục tiêu trong môn học, trước sinh nhật 10 tuổi vài ngày, Bảo Ngọc đã chinh phục được IELTS 7.0 – mức điểm mà ngay cả những sinh viên ĐH ngành ngôn ngữ Anh cũng phải chật vật mới đạt được. Trước đó, Bảo Ngọc cũng đã chinh phục hàng loạt các giải thưởng lớn nhỏ liên quan đến tiếng Anh trong và ngoài nước, như: Giải hùng biện tốt nhất tiếng Anh cấp quận năm lớp 4; giải nhất Hội thi tìm kiếm tài năng Anh ngữ English Star 2019; HCB toán Hoa Kỳ của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ; Giải đồng đội và giải đồng cá nhân kỳ thi toán quốc tế năm 2019…

Viết truyn đ lan ta tình yêu môi trưng

Tham gia cuộc thi Sáng tác truyện tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2019-2020, Bảo Ngọc “góp” câu chuyện “A wonderful trip to the earth”. Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu trong giấc mơ của một cô bé tên Suri (tên gọi ở nhà của Bảo Ngọc – PV) đến từ một hành tinh khác, sau khi tình cờ đọc một cuốn sách kể về trái đất – lúc này đã bị hủy diệt do ô nhiễm. Cảm thấy xót xa cho một hành tinh xinh đẹp và nhận thấy cần phải làm điều gì đó để cứu trái đất, Suri đã sử dụng cỗ máy thời gian để quay về trái đất trước thời điểm hành tinh này bị hủy diệt để tìm cách… cứu. Chuyến chu du của cô bé ngoài hành tinh ở trái đất là những cuộc gặp gỡ với người dân, nói cho họ hiểu về việc phải bảo vệ trái đất bằng những hành động cụ thể mỗi ngày. “Câu chuyện phát đi thông điệp về bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen của mỗi người bắt đầu từ những hành động nhỏ. Ý tưởng của truyện được em lấy từ những câu chuyện cổ tích và Doremon, tạo ra sự gần gũi với các bạn nhỏ. Từ sự gần gũi đó, thông điệp của câu chuyện sẽ nhẹ nhàng đến gần hơn với các bạn. Mỗi chi tiết xây dựng trong câu chuyện đều được em cân nhắc và mang những hàm ý riêng, để làm sao vừa truyền tải được thông điệp, vừa gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi”, Bảo Ngọc chia sẻ.

Câu chuyn “A wonderful trip to the earth” ca Nguyn Lê Bo Ngc ti đây s đưc phát hành rng rãi ti các nhà sách. Em mong mun câu chuyn s là món quà tng các bn thiếu nhi, nhân lên tình yêu vi sách, ý thc bo v môi trưng…

Để hoàn thành tác phẩm, Bảo Ngọc bắt đầu viết tay các ý tưởng vào mỗi buổi trưa bằng tiếng Việt. Mỗi ngày một đoạn, sau đó em tự chuyển thể sang tiếng Anh từng đoạn. Trong vài tháng, mất nhiều lần chỉnh sửa, với sự hỗ trợ của cô giáo và mẹ, tác phẩm đã thành hình, trau chuốt, gọn gàng. Đặc biệt, tác phẩm còn được minh họa cùng 17 bức tranh do chính Bảo Ngọc lên ý tưởng và vẽ. Các bức tranh thể hiện một phần câu chuyện, từ góc nhìn của một cô bé, được chăm chút tỉ mỉ, lột tả những chi tiết đắt giá nhất. Lần giở từng trang sách, Bảo Ngọc cho hay: “Em phải vẽ thêm những chiếc hộp nổi trên dòng sông để bạn đọc nhí dễ dàng nhận ra rằng dòng sông đang bị ô nhiễm. Khó nhất là vẽ hình tượng chú kỳ lân ở nhiều góc độ khác nhau”. Theo Bảo Ngọc, điều khó nhất khi hoàn thành câu chuyện không phải là tiếng Anh mà là làm sao khi mỗi đoạn văn ghép lại, câu chuyện được liền mạch. “Em mong rằng tác phẩm khi được phát hành rộng rãi sẽ trở thành món quà hỗ trợ các bạn nhỏ học tiếng Anh một cách dễ dàng hơn. Nhất là sẽ nâng cao ý thức của các bạn về bảo vệ môi trường, về bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, không chặt phá cây, hướng tới sử dụng năng lượng xanh…”, Bảo Ngọc nói.

Ngoài câu chuyện “A wonderful trip to the earth”, tác phẩm “Jame and John” của Trần Ngọc Thành Đạt (học lớp 5/5 Trường Tiểu học Lê Văn Tám) cũng xuất sắc giành giải khuyến khích trong cuộc thi. Bày tỏ niềm tự hào trước những “trái ngọt” mà nhà trường đạt được, cô Lê Thị Ngọc Nga (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết những tác phẩm này sẽ được nhà trường đặt trong thư viện để lan tỏa tinh thần học tiếng Anh và ý nghĩa giáo dục học sinh. “Nhiều năm qua nhà trường luôn đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh cho học sinh qua nhiều hình thức như tổ chức các sân chơi, CLB, đổi mới phương pháp giảng dạy… Mỗi hoạt động giúp học sinh vừa học vừa chơi, từ đó sẽ yêu thích, say mê trong môn học”, cô Ngọc Nga cho hay.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)