Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học sinh vùng cao vui Tết cổ truyền

Tạp Chí Giáo Dục

Khi núi rng đưc ph trng mt màu hoa tru tinh khôi, thy và trò Trưng Ph thông dân tc (PTDT) bán trú THCS Tà Long, xã Tà Long, huyn min núi Đakrông (tnh Qung Tr) li háo hc chào đón mùa xuân vi các hot đng tri nghim b ích như gói bánh chưng, bánh tét, làm mt, trang trí cây nêu, mâm ngũ qu… đ hiu hơn ý nghĩa ca Tết c truyn dân tc.


Ph huynh hc sinh t các bn làng v d l cùng nhà trưng

Tầm 7 giờ sáng, khi ánh nắng đầu ngày của tháng chạp vén màn mây ngang lưng chừng đỉnh núi, thầy và trò Trường PTDT bán trú THCS Tà Long bắt đầu chuẩn bị cho ngày hội “Vui Tết cổ truyền”. Đây đồng thời là cuộc gặp gỡ giữa phụ huynh đến từ các bản làng xa cùng thầy và trò nhà trường quây quần bên bữa cơm tất niên, chuẩn bị tiễn học sinh về ăn Tết với gia đình sau một học kỳ ở lại trường. Trên khoảng sân khu nội trú, các hoạt động làm mứt, bánh thuẫn diễn ra rất vui vẻ. Những bếp củi được học sinh nhen lên đỏ rực. Ở mỗi bếp đều có giáo viên hướng dẫn để học sinh tự trải nghiệm làm các món truyền thống trong ngày Tết cổ truyền. Bên trong nhà ăn của khu nội trú, thầy cô và học sinh tất bật gói bánh tét, bánh chưng. Các em học sinh cười thật tươi, háo hức pha lẫn tò mò. Em Hồ Thị Mê (học sinh lớp 6) chia sẻ: “Thông thường đến dịp Tết lúa mới của đồng bào vùng cao, em cũng được mẹ hướng dẫn làm bánh dầy, bánh peng. Nhưng gói bánh chưng, bánh tét, làm mứt… thì chỉ vào dịp Tết cổ truyền em mới có cơ hội trải nghiệm ở trường. Đây là lần thứ 2 em được tham gia các hoạt động này. Nhờ thế em mới biết thêm về Tết truyền thống của dân tộc”. Sau những hoạt động trải nghiệm thú vị, các gian hàng trưng bày sản phẩm tự làm của học sinh được trang trí đầy đủ, nhà trường bắt đầu đón phụ huynh về trường từ các bản làng xa. Lễ hội chính bắt đầu khi mặt trời xuống núi, các hoạt động giao lưu, múa hát xung quanh cây nêu ngày Tết diễn ra rất vui vẻ. Ông Hồ Văn Linh (một phụ huynh đến từ thôn Tà Lao) phấn khởi nói: “Nhà tôi cách trường 10km. Hôm qua được nhà trường mời về dự lễ nên tôi dậy từ sáng sớm, chuẩn bị ít bánh cổ truyền để mang đến chung vui cùng các con. Đồng thời cũng là dịp để cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ, chăm sóc con trong suốt học kỳ qua”.


Hc sinh và giáo viên tham gia gói bánh, làm cơm lam

Thầy Hoàng Đình Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết đây là năm thứ 2 hoạt động “Vui Tết cổ truyền” được trường tổ chức cho học sinh nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa của Tết cổ truyền dân tộc. Học sinh được trải nghiệm một không gian Tết cổ truyền ngay tại trường học là hoạt động thiết thực, giúp các em hiểu hơn, yêu hơn và có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đồng thời là sân chơi để các em thể hiện tài năng và sự khéo léo của mình; tạo điều kiện để các em chia sẻ, hợp tác cùng các bạn; gúp các em được rèn luyện một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, hoạt động này còn là dịp để nhà trường và phụ huynh gắn kết hơn, hạn chế tình trạng học sinh vùng cao bỏ, nghỉ học giữa chừng. Thầy Tuấn cho biết thêm, khu bán trú Trường PTDT bán trú THCS Tà Long đã được xây dựng 10 năm. Ban đầu là các căn nhà tạm với vài chục học sinh, đến nay cơ bản đã có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức tốt hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú…

Bài, ảnh: Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)