Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Học sinh “xây” ngôi trường mơ ước

Tạp Chí Giáo Dục

Mơ ưc đưc hc tp và vui chơi trong mt môi trưng đy tin ích, hin đi và an toàn, thy Nguyn Minh Triết (giáo viên tin hc Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM) cùng 4 hc sinh trong trưng là Trn Phương Uyên (lp 9/2), Hoàng Khánh Vy (lp 9/4), Nguyn Lê Chung Phát (lp 9/2) và Hoàng Thi (lp 9/4) đã xây dng d án “Mô hình trưng hc hin đi và an toàn”.

Thy và trò Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám (Q.10, TP.HCM) bên mô hình trưng hc hin đi và an toàn 

Với những tính năng vượt trội cùng khả năng sáng tạo không biên giới của các thầy trò, dự án xuất sắc đoạt giải nhì (không có giải nhất) Cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp thành phố năm 2017.

Khao khát v mt ngôi trưng an toàn

Hè năm 2017, khi có cơ hội tiếp xúc với Cuộc thi Tin học trẻ do Thành đoàn TP.HCM tổ chức, thầy Triết nhận thấy đa phần các dự án của học sinh đều tập trung vào mạch lập trình Arduino để tạo ra sản phẩm, giải quyết vấn đề thực tiễn. Nghĩ rằng học sinh của mình hoàn toàn có khả năng xây dựng sản phẩm từ mạch Arduino, thầy Triết đã mang ý tưởng về cho các em tiếp cận. “Rất nhiều ý tưởng của các em đưa ra liên quan đến trường học. Ý tưởng nào cũng đều thú vị. Tôi mới gom các ý tưởng đó lại xây dựng thành Mô hình trường học hiện đại và an toàn”, thầy Triết cho hay.

Thầy Triết diễn giải: “Mô hình chính là mong muốn của học sinh về một ngôi trường trong mơ, đầy tiện ích, hiện đại và trên hết là thật sự an toàn. Ở đó có hệ thống đèn tự bật tắt thông qua điện thoại có kết nối với mạng internet (wifi), hệ thống tự động tưới cây thông qua độ ẩm của đất, hệ thống tự bơm nước lên bồn chứa thông qua cảm biến mực nước, hệ thống báo cháy tự động, phao cứu hộ tự động khi có nguy hiểm, mái che tự động, hệ thống đèn cảm biến ánh sáng tự bật vào buổi tối và tắt đi vào buổi sáng”.

Khó khăn đầu tiên mà nhóm thực hiện dự án đối mặt là kiến thức về lập trình, về mạch Arduino nằm ngoài tầm với của học sinh vì kiến thức không có trong chương trình phổ thông. Ròng rã 1 tháng, ngày nào thầy trò cũng “ngồi đồng” trong phòng máy của trường. Thầy dạy cho trò các kiến thức cơ bản về vi mạch, về lập trình để có thể áp dụng trong dự án. Bước kế tiếp là xây dựng mô hình. Mất 2 tuần để học sinh tự thiết kế, sơn, lắp ráp ra hình mẫu ngôi trường THCS Cách Mạng Tháng Tám nơi các em đang học. Ban đầu dự án định tái chế từ tấm bìa các tông. Thế nhưng, mô hình lớn nên phải chuyển qua sử dụng bằng tấm foam chuyên dùng trong in ấn. Hoàng Khánh Vy (phụ trách mỹ thuật, thiết kế của dự án) cho biết đây cũng là “rào cản” trong việc thi công, lắp ráp mô hình do thường xuyên gặp sự cố khi nhóm chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý tấm foam. “Tấm foam thì rất cứng, mà mô hình đòi hỏi phải cắt ráp thật tỉ mỉ nên chúng em phải gồng hết sức, thỉnh thoảng lại bị xước vào tay”, Khánh Vy chia sẻ.

Khâu cuối cùng cũng là khâu khó khăn nhất trong dự án đó là chuyển tính tiện ích, hiện đại vào trong mô hình. “Riêng khâu này ngốn thời gian nhiều nhất. Mất hơn 4 tháng ròng mới hoàn thiện được. Các em tự vẽ mô hình mạch điện để đưa vào mô hình dựa vào các linh kiện cảm biến như cảm biến độ ẩm, cảm biến khói, cảm biến lửa, cảm biến ánh sáng, cảm biến mực nước. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là cài đặt, mà còn phải tính toán lập trình điều khiển hệ thống sao cho các thông số của cảm biến phù hợp với mô hình và có thể xử lý được”, thầy Triết cho hay.

Mơ v mt môi trưng hin đi

Hc sinh đang gn các mch đin trong mô hình

Để có thể hoàn thiện dự án, ngoài 1 tháng học về lập trình, 5 thầy trò còn phải mày mò tìm hiểu thêm kiến thức nhiều phần mềm khác nhau. “Nhất là khi xây dựng hệ thống bật tắt đèn thông qua điện thoại có kết nối với internet bằng wifi, chúng em phải học thêm về phần mềm Blynk trên điện thoại di động để điều khiển một mạch điện thông qua wifi. Dù đều là dân đội tuyển tin, rất đam mê về lập trình thế nhưng cũng không ít lần chúng em phải vò đầu bứt tai vì kiến thức khó”, Trần Phương Uyên (phụ trách mảng lập trình của dự án) chia sẻ.

Khi được hỏi tham vọng về dự án, các thầy trò đều ao ước có thể sớm được học trong một ngôi trường đầy hiện đại và an toàn. “Đa phần các ứng dụng trong trường học hiện nay đều vận dụng bằng tay, chưa có sự áp dụng hệ thống tự động hóa. Nếu mô hình này có thể áp dụng trong trường học thì sẽ giảm tải và tiết kiệm rất nhiều, đặc biệt là tạo độ an toàn cao trong môi trường học đường”, thầy Triết trải lòng.

Về phần học sinh, các em chia sẻ rằng mấy ai lại không mơ mình được học trong ngôi trường đầy tiện ích như thế. “Ở đó, tất cả học sinh đều được trải nghiệm, phục vụ bằng những hệ thống tự động. Sẽ bớt vất vả cho các cô lao công, tiết kiệm điện, nước. Học trong môi trường đó chắc chắn sẽ thấy đầy hứng khởi”, Phương Uyên mơ mộng.

Đánh giá về dự án, thầy Nguyễn Vy Tường Thụy (Hiệu trưởng Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám) cho rằng dự án trước hết là khả năng sáng tạo của học sinh. Đồng thời thể hiện mơ ước của các em về một môi trường học tập đầy thân thiện, gần gũi nhưng hiện đại và an toàn theo hướng tự động hóa. “Dự án cũng có tính thực thi cao nếu được đào sâu, nghiên cứu kỹ và có sự chung tay của các chuyên gia”, thầy Thụy nói.

Hiện dự án đang được 5 thầy trò hoàn thiện và cải tiến thêm các chức năng như điểm danh bằng dấu vân tay, mở cửa bằng thẻ từ, tăng tính an toàn và tự động để tham dự Cuộc thi nghiên cứu khoa học năm 2018 sắp tới.

L.Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)