Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học song ngữ ở trường phổ thông: Nền tảng trở thành công dân toàn cầu

Tạp Chí Giáo Dục

HS chương trình CIE được phát triển tối đa khả năng sáng tạo, học hỏi để trở thành công dân toàn cầu

Trong xu hướng hội nhập, nhiều trường phổ thông trong nước, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, đang thí điểm chương trình dạy song ngữ một số môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh. Tuy nhiên, chương trình nào, tài liệu nào phục vụ hiệu quả cho việc học song ngữ; việc bồi dưỡng giáo viên (GV) hay thuê GV nước ngoài để đảm bảo chương trình dạy học… vẫn là vấn đề khiến cấp quản lý, các trường học lẫn phụ huynh (PH), học sinh (HS) “đau đầu” giữa muôn vàn chương trình học ngoại ngữ.
Sáng suốt chọn “thương hiệu” đẳng cấp quốc tế
Nhu cầu học tập ở các trường phổ thông có yếu tố quốc tế ngày càng lớn, PH HS ngày nay càng có nhiều thông tin và hiểu biết khi chọn lựa các trường học quốc tế, phổ thông song ngữ có môi trường học tập hiện đại để giúp con em tự chủ trong học tập và trở thành HS toàn cầu. Với yêu cầu hội nhập hiện nay, việc các em giỏi tiếng Anh từ lúc còn bé, coi tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai từ ghế nhà trường sẽ là bước đệm để chủ động, hội nhập với quốc tế sau khi tốt nghiệp chương trình phổ thông. Theo ý kiến một số chuyên gia giáo dục, PH cần sáng suốt khi quyết định cho con học song ngữ. Bởi ngoài mặt đảm bảo bằng kiến thức như các em lớp thường, HS học song ngữ còn phải “gánh” thêm nhiều tiết ngoại ngữ tăng cường trong tuần. Do vậy, nếu không có năng khiếu ngoại ngữ và phương pháp học tập không đúng, các em sẽ phải “gánh” thêm áp lực  trong cuộc “chạy đua” cùng các bạn.
Trong tình hình này, PH cần chọn chương trình học có “thương hiệu”, có đội ngũ GV chất lượng để gửi gắm con em mình. Một trong những chương trình chất lượng cao được nhiều người ngày càng tin tưởng đó là chương trình phổ thông quốc tế Cambridge do Hội đồng Khảo thí quốc tế ĐH Cambridge (CIE) hợp tác với Tập đoàn Giáo dục EMG Education (đối tác ủy quyền của CIE tại Việt Nam) đưa vào các trường phổ thông hàng đầu Việt Nam. Được triển khai 5 năm tại Hà Nội và 3 năm tại TP.HCM, chương trình CIE kết hợp hài hòa với chương trình dạy học của Bộ GD-ĐT, đồng thời giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, có thể trở thành công dân toàn cầu mà vẫn giữ được bản sắc, giá trị dân tộc Việt.
Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) được chọn là ngôi trường đầu tiên thực hiện thí điểm chương trình này tại TP.HCM. Nói về tác động tích cực của chương trình, bà Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường phối hợp triển khai chương trình vào năm học 2009-2010 với 69 HS, đến nay đã có 400 em đăng ký theo học. “Thuận lợi của các em khi tham gia chương trình CIE là có cơ hội học tiếng Anh từ đầu với GV người nước ngoài nên phát âm chuẩn, phản xạ ngôn ngữ tốt. Mặt khác, do học tại trường công lập, nhà trường kiểm soát chặt quá trình học tiếng Việt, chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT nên hầu hết PH cho con theo học CIE đều rất yên tâm, tin tưởng”.
Lợi ích của giáo dục song ngữ

HS chương trình CIE được tham gia nhiều sân chơi trí tuệ

Thực tế từ các trường đang triển khai chương trình này như TH Lê Ngọc Hân, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), Kỳ Đồng (Q.3), Hồng Hà (Q.Bình Thạnh), các trường THCS nhưý Nguyễn Du (Q.1), Lê Quý Đôn (Q.3)… cho thấy HS rất hứng thú với bài học và cách giảng dạy của GV nước ngoài. Tỷ lệ HS đạt điểm A* và A chiếm khá cao chứng tỏ HS của Việt Nam hoàn toàn có thể học tốt được chương trình quốc tế bên cạnh việc học phổ thông tại trường. Kết quả thi tốt nghiệp quốc tế do CIE tổ chức toàn cầu trong 2 năm vừa qua của HS Việt Nam rất khả quan, các em đều đạt yêu cầu của kỳ thi. Nhiều em còn đạt mức điểm tuyệt đối cho môn tiếng Anh cũng như môn toán và khoa học. Em Phạm Lê Linh Đan, lớp 51, Trường TH Lê Ngọc Hân (Q.1) cho biết, niềm đam mê tiếng Anh thật sự đến với em khi được học chương trình Cambridge từ lớp 3. Chương trình học thú vị, các thầy cô giáo người Anh, Mỹ dễ gần, dạy hay khiến em ngày càng ham thích học tiếng Anh. Mỗi tối em dành 2 tiếng đồng hồ để đọc, viết, rèn luyện tiếng Anh, sau đó 1 tiếng là ôn bài các môn ngày mai lên lớp. Bộ truyện Harry Potter bản tiếng Anh em đã đọc từ quyển 1 đến 7 và “đọc đi đọc lại” nhiều lần. Thậm chí các quyển xuất bản ở Canada hay tái bản, Linh Đan đều phát hiện những từ hơi khác so với bản gốc. Vừa là HS giỏi, đạt điểm A* cả 3 môn học của chương trình CIE, em còn đạt nhiều giải thưởng liên quan đến môn tiếng Anh như giải I cuộc thi “Vinamilk – Tìm kiếm tài năng Việt”, giải ba cuộc thi hùng biện do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức và các chứng chỉ do ĐH Cambridge cấp.
Theo xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới của Tổ chức QS World University Ranking, ĐH Cambridge của Anh nhiều năm được đánh giá đứng ở vị trí thứ nhất. Với lịch sử hơn 800 năm, ĐH Cambridge được biết đến là một trong những ĐH danh tiếng nhất Vương quốc Anh cũng như của thế giới, 88 người giành giải thưởng Nobel đã từng học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Cambridge.
HS tham gia chương trình CIE được học môn tiếng Anh, toán và khoa học với 100% GV bản xứ. Ở mỗi cấp học, các em được cấp chứng chỉ quốc tế Cambridge có giá trị toàn cầu sau khi hoàn tất chương trình học. Không chỉ vậy, HS còn được tham gia câu lạc bộ phát triển tài năng “Cambridge Learners Club”. Tại đây, HS sẽ được học và phát triển các kỹ năng như thuyết trình, làm việc theo nhóm, các kỹ năng sống, kỹ năng ngôn ngữ. Nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo các chủ đề như: Nhà lãnh đạo trẻ, tìm hiểu và khám phá thế giới… giúp các em phát triển tính tự tin, sáng tạo, các kỹ năng mềm. Thầy Mark Wanstal, Trưởng khối toán và khoa học chương trình CIE cho biết: “Việc đưa các môn khoa học và toán vào giảng dạy tại Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp HS Việt Nam có phương pháp học tập mới, cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm. Các bài tập thực hành chú trọng kỹ năng sáng chế sẽ hình thành nên thói quen nghiên cứu khoa học cho HS, tạo nền tảng cho các em phát triển trở thành nguồn lực quý xây dựng đất nước Việt Nam xinh đẹp sau này”.
Tường Linh
Chương trình giáo dục song ngữ mang lại hiệu quả ra sao?
Trả lời câu hỏi này, Tổ chức European Platform và hệ thống các trường dạy chương trình song ngữ Hà Lan đã giao các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Groningen thực hiện cuộc nghiên cứu. Kết quả của cuộc nghiên cứu, xuất bản giữa năm 2010, khẳng định HS theo chương trình song ngữ đạt điểm số cao hơn nhiều so với HS học chương trình thông thường. Báo cáo nghiên cứu liệt kê ra những điểm khác nhau trong phương pháp lĩnh hội ngôn ngữ ở hai loại trường và đưa ra những kiến nghị cho các trường nhằm đạt được nhiều lợi ích hơn. Một trong những kết luận nổi bật của cuộc nghiên cứu là những HS theo chương trình song ngữ không những đạt được mức độ thành thạo về ngôn ngữ hơn mà việc sử dụng ngôn ngữ của các em chính xác hơn, khả năng nghe tự nhiên hơn so với các HS khác.
Để thực hiện thành công chương trình giáo dục song ngữ cần có sự phối hợp và tương tác tích cực từ nhiều phía: Sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý giáo dục, sự hiểu biết tích cực của PH và chính sự say mê học tập, tìm hiểu của HS.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)