Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Học sử phải hiểu để vận dụng

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là bí quyết hc gii môn s ca em Cao Hoàng Thc Nhi (cu hc sinh Trưng THPT Cam L, huyn Cam L, Qung Tr) – thí sinh đt đim 10 môn s duy nht ca tnh Qung Tr trong k thi THPT quc gia 2019. Hc s không đơn thun ch hc thuc mà cn hiu, nm vng kiến thc đ vn dng vào các câu hi.

Vi Cao Hoàng Thc Nhi, hc s cn nim đam mê và h thng hóa đưc các s kin. Trong nh: Thc Nhi (trái) và bn cùng lp trong bui hc cui cùng ca thi THPT. Ảnh NVCC

Thục Nhi cho biết nhiều bạn sợ môn sử do phải học thuộc bài, nhưng để học tốt môn này không chỉ là việc học thuộc lòng các bài học trong sách giáo khoa. Cũng như các môn học khác, môn sử đòi hỏi người học phải tư duy, có phương pháp mới nắm chắc, vững và nhớ lâu kiến thức. Thục Nhi chia sẻ: “Để nắm được kiến thức cơ bản của môn sử, em thường hệ thống kiến thức theo một trình tự logic. Bên cạnh đó, ngoài sách giáo khoa, em còn học mọi lúc, mọi nơi thông qua các chương trình liên quan đến lịch sử trên ti vi, đọc báo, tìm nguồn tư liệu trên mạng, hay đôi khi bắt gặp một địa danh lịch sử nào đó là em lục lại kiến thức để học trực quan cho dễ nhớ”. Với những câu hỏi khó, kiến thức khó ghi nhớ thì Thục Nhi tìm đến thầy cô để hỏi, trao đổi và học hỏi thêm các phương pháp ghi nhớ của bạn bè.

Với hình thức thi trắc nghiệm vài năm trở lại đây, Thục Nhi dùng phương pháp học luận để không bị sai sót hoặc nhầm lẫn trong quá trình chọn đáp án. Em bảo, các từ khóa lịch sử rất quan trọng, vì vậy nắm được điều này thì có thể dễ dàng trả lời được những câu hỏi có tính vận dụng cao. Việc học luận cũng tránh được các con số, sự kiện khô khan phải nhớ thuộc lòng một cách máy móc. “Em luyện tập rất nhiều đề thi thử. Tập dượt nhiều như vậy sẽ phát hiện những chỗ hổng kiến thức, từ đó mình có phương pháp bổ sung để hoàn thiện”, Thục Nhi nói.

Theo Thục Nhi, có thể học thêm sử qua các bài văn hoặc địa lý về địa phương. Thông qua những thông điệp của tác giả hoặc nội dung bài học để hình dung ra các sự kiện lịch sử. Như vậy việc tìm tòi sẽ tạo cảm giác thú vị.

Là thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn sử trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 của tỉnh Quảng Trị, Thục Nhi chia sẻ: “Quá trình làm bài em đọc rất kỹ từng câu hỏi. Với câu khó thì em để lại sau, suy nghĩ kỹ mới tô đáp án. Tuy nhiên em không nghĩ mình đạt được điểm tuyệt đối, em thực sự rất vui khi đã hoàn thành hết bài thi không sai sót”.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc bài thi THPT quốc gia, Thục Nhi còn được biết đến là một học sinh đam mê môn sử từ bậc THCS. Theo đó, em luôn “ưu ái” cho môn học mình yêu thích khoảng thời gian khá lớn và luôn đặt ra mục tiêu trong quá trình học tập để hướng tới một kết quả tốt hơn. “Em yêu thích môn sử từ năm lớp 8. Khi xem các bộ phim tài liệu, phóng sự truyền hình về lịch sử Việt Nam, em mê lắm. Qua môn học lịch sử Việt Nam, em cảm thấy rất tự hào về dân tộc mình, về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta để chúng em có cuộc sống hòa bình hôm nay. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc, quê hương và quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng đất nước của các thế hệ cha ông càng làm cho em thấy xúc động, trân quý. Đó là lý do chính để em đặc biệt yêu thích bộ môn này ”, Thục Nhi chia sẻ. Từ đó Thục Nhi sớm có mặt trong đội tuyển học sinh giỏi của trường, tham gia và đoạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi môn sử toàn tỉnh năm lớp 9. Đến năm lớp 11 và 12, em tiếp tục chinh phục kỳ thi này bằng hai giải nhì liên tiếp.

Chia sẻ hướng đi trong tương lai, Thục Nhi cho biết em đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội để thực hiện ước mơ trở thành kiểm sát viên. Giải thích lý do chọn học trường này, Thục Nhi bảo, em thích tìm hiểu về luật nên muốn theo đuổi ngành học có liên quan đến luật. “Những gì em đạt được mới chỉ là kết quả bước đầu. Để học tốt môn sử, ngoài sự động viên của ba mẹ và hỗ trợ của bạn bè, em còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Minh (giáo viên môn sử của trường). Sử sẽ không còn là môn học khô khan khi chính bản thân người học nhìn nó dưới góc nhìn tích cực, hiểu các sự kiện diễn ra và tri ân sự hy sinh của bao thế hệ cha ông để đem lại cuộc sống hòa bình hôm nay cho mình và mọi người xung quanh. Em sẽ nỗ lực nhiều hơn để góp chút công sức mình vào việc xây dựng quê hương, xứng đáng với sự hy sinh của cha ông đi trước”, Thục Nhi bộc bạch.

Bài, ảnh: Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)