Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Học tập suốt đời để phụng sự đất nước

Tạp Chí Giáo Dục

Học tập suốt đời để phụng sự đất nước - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Học tập suốt đời để phụng sự đất nước Audio

Dù không trc tiếp cm súng ra mt trn nhưng nhng thy cô giáo thi chiến luôn trong tư thế chiến đu khi gic đến. H va là ngưi lái đò va là chiến sĩ đu tranh giành li đc lp; là tm gương đ thế h tr ngày nay tiếp bưc, phn đu trong hc tp đ mang tri thc phng s T quc.

Ông Ngô Minh Đức (thứ 2 từ trái qua) giao lưu với các bạn trẻ trong chương trình họp mặt truyền thống Trường Sư phạm Tây Nam bộ tổ chức tại TP.HCM mới đây. Trong ảnh, cô Lê Ngọc Hân (thứ hai từ phải qua) và em Nguyễn Đặng Hoài Trọng (bìa trái)

“Tay bút, tay súng”

Trong chương trình họp mặt truyền thống Trường Sư phạm Tây Nam bộ tổ chức mới đây tại TP.HCM, bà Huỳnh Thị Mỹ Huê (cựu học viên của trường) xúc động khi nhắc về thời “tay bút, tay súng” của mình. Bà Huê kể, thời đó chiến tranh ác liệt nên thiếu thốn trăm bề. Bà học dưới mái trường được dựng dưới lùm cây, được cất bằng cây lá đơn sơ, bên cạnh là miệng hầm tránh pháo. Có những ngày không có cơm ăn, mặc áo rách. Một thời gian dài bà và các bạn của mình không biết đến dép, guốc là gì, hầu hết đều đi chân chim trên khắp nẻo đường. Không chỉ khó khăn về vật chất, việc học cũng gian nan. Ngày nào yên bình, thầy và trò mới được đến lớp. Ngồi học, tay cầm bút nhưng tâm thế lúc nào cũng sẵn sàng cầm súng để chiến đấu. “Tôi nhớ đề thi lúc đó là lập cứ, dựng trường, bắc cầu, chèo xuồng, bắt cá… Chương trình dạy cũng học về chính trị, văn hóa, nghiệp vụ sư phạm, đi thực tập. Khó khăn nhưng tinh thần cầu tiến luôn hiện diện trong mỗi người. Để rồi lớn lên chúng tôi đã dành cả thanh xuân cho sự nghiệp “trồng người”. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được sống, được làm thầy cô giáo trong những năm tháng đẹp nhất ấy và cũng không thể nào quên những người thầy, người cô và bạn bè đã ngã xuống”, bà Huê nhớ lại.

Ông Ngô Minh Đức (người thầy trong chiến tranh) nhớ lại, thời đó cả thầy và trò đều trong tinh thần “tự lực cánh sinh, tồn tại phát triển”. Khi lên lớp, người thầy ăn mặc chỉn chu nhưng khi bước ra ngoài là thành người nông dân, phải đi giăng lưới bắt cá kiếm cơm qua ngày. Không chỉ vậy, thầy và trò còn trở thành công nhân, thợ xây dựng và không có khó khăn nào có thể ngăn trở được các thầy trò trong những năm tháng gian truân ấy. “Chúng tôi luôn tâm niệm tự lực cánh sinh để tồn tại và phát triển, không có khó khăn nào có thể ngăn cản. Dù nhà ở trong rừng hay trong dân thì đều phải cùng quen với nếp sống “tam cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm; phải tự lực sống, tự lực xây cất trường, tự lực liên hệ, gần gũi với nhân dân. Vượt qua những khó khăn đó, chúng tôi đã đào tạo nhiều thế hệ học trò tiếp bước sự nghiệp “trồng người” sau này” , ông Đức chia sẻ.

Cn phát huy năng lc t hc

Trân trọng hòa bình, độc lập, thế hệ trẻ hôm nay không ngừng phấn đấu, tiếp bước thế hệ cha ông trong sự nghiệp phát triển đất nước, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Cô Lê Ngọc Hân (giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) chia sẻ, được học và được nghe rất nhiều bài học về khói lửa chiến tranh, cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì mình được sinh ra và lớn lên trong thời bình. “Tôi rất cảm phục các thầy cô giáo thời chiến đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy, tôi cũng như thế hệ giáo viên, học sinh ngày nay luôn tự nhủ phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông”, cô Hân bày tỏ.

“Khi lên lp, ngưi thy ăn mc chn chu nhưng khi bưc ra ngoài là thành ngưi nông dân, phi đi giăng lưi bt cá kiếm cơm qua ngày. Không ch vy, thy và trò còn tr thành công nhân, th xây dng và không có khó khăn nào có th ngăn tr đưc các thy trò trong nhng năm tháng gian truân y…”, ông Ngô Minh Đc (ngưi thy trong chiến tranh) nói.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cô Hân luôn mong ước làm sao giúp học sinh được phát triển năng lực tự học, tự đọc để có thể tự tìm hiểu một cách sâu sắc nhất về lịch sử của đất nước mình. Có như vậy học sinh mới biết rõ ràng, sáng suốt về vận mệnh, nỗi niềm của đất nước, từ đó các em học tập tốt hơn, sống tốt hơn và mãnh liệt như chính thế hệ cha ông ngày xưa. Tinh thần tự học còn giúp cho học sinh dù sống trong thời hội nhập nhưng vẫn mang trái tim yêu nước và vì đất nước, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. “Tôi có một ao ước rất lớn là TP.HCM nói riêng cũng như Việt Nam nói chung có một nền giáo dục phát triển mà trong đó học sinh có tính tự học cao, có sự sáng tạo, thích khám phá. Và nếu giáo viên giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó sẽ góp phần tạo nên nội lực để đất nước vươn mình phát triển”, cô Hân bày tỏ.

Em Nguyễn Đặng Hoài Trọng (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ, là thế hệ sinh viên được sinh ra trong thời bình em chỉ biết lịch sử qua những bài học từ tư liệu, sách vở. Cuộc sống yên bình, được học tập trong môi trường có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, điều đó càng thôi thúc bản thân em phải phấn đấu học tập dù có những lúc gặp áp lực. Bởi em biết rằng khó khăn của mình không đáng gì so với khó khăn thời chiến nhưng các cô chú vẫn vượt qua. “Dù thời chiến hay thời bình, mỗi người đều có chung mong muốn là đất nước luôn hòa bình và góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng Tổ quốc”, Hoài Trọng chia sẻ.

Là nhà giáo tương lai của thời kỷ nguyên số, Hoài Trọng cho rằng em cũng như các bạn đoàn viên, thanh niên sẽ là lực lượng nòng cốt đem tri thức trẻ giúp đất nước ngày một tiến xa, vươn mình phát triển hơn. “Thanh niên là lực lượng phải dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có như vậy mình mới đóng góp công sức để phát triển đất nước”, Hoài Trọng bày tỏ.

Theo Hoài Trọng, để giúp đất nước phát triển, thanh niên chúng ta phải phấn đấu học tập. Học ở đây không chỉ học ở trên lớp mà phải học suốt đời, học từ ngoài đời sống để ngày một hoàn thiện bản thân. “Bất kỳ thời đại nào, kỷ nguyên nào, nếu chúng ta không ngừng học tập thì sẽ không bị tụt hậu, bị lãng quên. Chỉ có học mới giúp bản thân chúng ta tiến gần và hội nhập quốc tế”, Hoài Trọng chia sẻ.

Bài, ảnh: Kiu Trinh

Bình luận (0)