Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Học thật, thi thật” liệu đã đủ cho ngành giáo dục?

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục vẫn luôn được xem là quốc sách hàng đầu. Nhưng mỗi khi có vụ việc tiêu cực trong giáo dc được phát hiện, những bê bối, góc khuất bị phơi bày li dy lên dư lun cm thy bất an, xót xa khi đo đc xung cp.


Theo tác gi, để giáo dục đi đúng hướng cần phải sáng, rõ đnh hưng mc tiêu giáo dc (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Đã từng có một Bộ trưởng đặt ra nhiệm vụ toàn ngành, với cuộc vận động “hai không”: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề tiêu cực hay bệnh thành tích lại xuất phát từ hệ lụy của một nền giáo dục theo định hướng khoa cử, thi cử. Học để có được tấm bằng chẳng có gì sai, nhưng động cơ học tập như thế sẽ dẫn đến học để đối phó nhiều hơn là thực học. Chống tiêu cực chỉ giải quyết một phần bề nổi, còn cái gốc là cần xây dựng một nền giáo dục thực học, thực nghiệp, hướng tới phục vụ các vấn đề cấp thiết của cuộc sống.

Thực học cần bắt đầu từ thói quen tốt

“Tiên học lễ, hậu học văn”, một triết lý giáo dục khoa học và nhân văn. “Học thật”, có “thật” mới có “học”. Trước tiên cần giáo dục nhân bản, rồi sau mới dạy chữ, dạy cho người học có khả năng lĩnh hội kiến thức, quan trọng hơn là hướng tới hình thành giáo dục tự thân, tự lực khai phóng. Việc khơi dậy cảm hứng, đam mê học tập cho học sinh (HS) còn quan trọng hơn nội dung bài giảng. Động cơ sâu xa của sự học là để chuyển hóa bản thân, để nâng cấp, để trưởng thành. Do đó, khơi dậy và phát huy ý thức tự giác trong học tập là điều hết sức cần thiết.

Nếu trong cương vị hiệu trưởng của một trường, việc đầu tiên tôi sẽ làm là thực hiện văn hóa cúi đầu trong nhà trường. Bắt đầu một tiết học, HS sẽ cúi đầu chào thầy cô. Sau khi kết thúc tiết học, các em đứng dậy cúi đầu cảm ơn thầy cô. Khi gặp thầy cô, người lớn tuổi trong hay ngoài trường thì HS đều cúi đầu chào thể hiện sự tôn trọng. Đây là việc làm cụ thể, rất cần thiết và đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, vốn là giá trị cốt lõi, là văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhà trường cần giáo dục HS những điều căn bản sau: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn. Các em cần nói lời cảm ơn và thực hành sự biết ơn. Ngoài ra, HS cần nói lời xin lỗi và cố gắng tránh gây phiền hà cho người khác. HS biết nói lời dạ, thưa, chào hỏi. Việc này cần được duy trì thường xuyên để hình thành thói quen. Có một câu nói rằng: “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận”.  Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống.

Điều thứ hai, tôi sẽ khuyến khích thầy cô lựa chọn những phương pháp dạy học tích cực, trong đó cần phát huy tư duy phản biện của HS. Thầy cô thời nào cũng được HS yêu quý. Bởi lẽ thầy cô là người khai sáng, là người truyền cảm hứng, là tấm gương cho HS. Như lời Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela: “Thầy cô là những người có vũ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới”. Sự tận tâm của người thầy sẽ thay đổi được HS. Giáo viên luôn mong muốn HS tiếp nhận kiến thức nhiều nhất có thể, thế nhưng các em lại thụ động, có khi thờ ơ việc học đến mức “vô tư”. Tôi thì cho rằng HS hiện nay là một thế hệ năng động, biết nắm bắt thông tin rất nhanh. Nhưng hạn chế của các em là chưa đủ kiến thức để sàng lọc thông tin, dễ dàng tin theo số đông và sẵn sàng bác bỏ những gì gò bó, khuôn phép. Do đó, giáo viên hãy là người chia sẻ kinh nghiệm về tri thức hơn là nắm chặt tri thức trong tay. Thầy cô đừng quá tập trung vào kết quả đúng – sai của câu trả lời. Thay vì ngay lập tức đưa ra đáp án chính xác thì thầy cô nên dành khoảng đất cho HS phát biểu, tranh luận, sáng tạo… Nên khuyến khích các em đặt câu hỏi để tìm kiếm giải pháp mới. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện, giúp HS lĩnh hội kiến thức thấu đáo, để minh chứng, xác lập những mối quan hệ logic, khách quan, xây dựng lại mô hình, tạo niềm tin cho HS trên cơ sở những trải nghiệm rộng hơn. Giáo viên cần thích nghi với điều này. Tuy vậy, “phê phán” hay “phản đối” chưa chắc là phản biện. Cần hướng dẫn HS tranh luận một cách văn minh để bảo vệ quan điểm của mình, dưới một góc nhìn khách quan, không mang tính phiến diện, không áp đặt ý kiến của mình luôn đúng còn của người khác lúc nào cũng sai. Mọi ý kiến cá nhân cần được tôn trọng. Bên cạnh đó, HS cần học cách tôn trọng người khác, trường học cần thực hiện dân chủ.

Giáo dục phải trung thực

Cha mẹ chăm sóc con bằng những thức ăn mà cha mẹ cho là bổ dưỡng, là tốt nhất. Nhưng đôi khi sự tiếp nhận của con cái lại không như mong muốn ban đầu của cha mẹ. Chẳng có cha mẹ nào dạy con làm điều sai trái, thế nhưng, vì sao con cái vẫn ngỗ nghịch, bất trị? Hãy khoan vội trách con cái hư hỏng mà có thể do cha mẹ đang dạy con chưa đúng cách. Trẻ con giống như tờ giấy trắng tinh, những hành xử non nớt của trẻ phản ánh phần nào lối sống, cách nghĩ của người lớn. Có những cha mẹ coi thường, nói xấu người khác thì khó lòng dạy trẻ biết lễ phép. Cha mẹ cần là thước đo chuẩn mực để con cái noi theo.

Đầu tàu có trí tuệ thì đoàn tàu mới đi đúng. Ngành giáo dục cũng cần những người quản lý giỏi, có chuyên môn, có khả năng lãnh đạo. Người quản lý giỏi sẽ thấy được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên cấp dưới, biết cách tạo điều kiện cho tất cả thành viên có thể phát huy khả năng của mình. Còn người quản lý tồi chỉ chăm chăm tìm lợi ích, từ chối nhận trách nhiệm mà đổ lỗi cho người khác để cứu vãn địa vị, có khi đe dọa, miệt thị nhân viên… Việc bổ nhiệm những người quản lý yếu kém không khác gì việc để HS ngồi nhầm lớp. Chính điều này là nguyên nhân làm môi trường giáo dục rối ren. Muốn HS thực học thì thầy cô phải thực dạy, người quản lý phải trung thực.

Cần thay đi cách nhìn sai lầm về nghề giáo

Xã hội đang nhìn nhà giáo vừa trọng thị, vừa miệt thị. Một vài phụ huynh cho rằng HS là “khách hàng” nên giáo viên phải có trách nhiệm với “đầu ra sản phẩm”, nhà trường phải chịu trách nhiệm nếu sản phẩm bị lỗi.

Nhà giáo đang nhìn nghề nghiệp mình vừa tự tôn, vừa tự ti. “Trồng người” là nghề cao quý nhưng vị trí của nhà giáo, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng. Nhà quản lý giáo dục đang nhìn theo hướng “xã hội hóa giáo dục”, vừa cải cách, vừa cải tạo. Dù vẫn chú trọng công tác phổ cập hóa giáo dục, nhưng đồng thời tạo sự phân hóa giữa HS trường công và trường tư, giữa HS lớp “bình thường” và HS lớp “chất lượng cao” để cải tạo nguồn “phát triển sự nghiệp”. Trong buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, có một trường cho phép HS các lớp “VIP” được ngồi ghế đặc biệt có tựa lưng, còn HS “con nhà nghèo” ngồi ghế bệt. Thiết tưởng trong môi trường giáo dục không còn sự “phân chia giai cấp” nào rõ rệt và sống sượng hơn cách làm “dịch vụ giáo dục” của nhà trường nói trên! 

“Hc tht, thi tht” phi bt đu t nhà qun lý giáo dc

Một xã hội lành mạnh, một nền giáo dục lành mạnh phải tạo ra cơ cấu “nhiều thợ, ít thầy” chứ không như hiện nay. Quản lý chất lượng giáo dục, phân luồng HS, hoạch định chính sách ra sao khi mà phương án thi tuyển mỗi năm mỗi đổi, sinh viên ra trường thì nhiều trong khi tỷ lệ làm đúng ngành nghề thì thấp. Nó rơi vào vòng luẩn quẩn giống như người nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó, sau vài vụ lại đốn để trồng cây khác. Để giáo dục đi đúng hướng cần phải sáng, rõ định hướng mục tiêu giáo dục.

Lâm Vũ Công Chính

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)