Khoảng 5 năm trở lại đây việc cho con em mình sang học Phổ Thông Trung Học (PTTH) (A levels hoặc Foundation) để có một tấm bằng ĐH hoặc thạc sỹ tại Anh quốc đã trở thành một trào lưu và là tiêu chí cần và đủ cho sự nghiệp của các bạn trẻ.
Nhưng điều làm tôi – một cựu sinh viên Anh và không ít các bạn du học Anh khác ngạc nhiên hơn là gần đây xu hướng các bậc PHHS đầu tư những khoản tiền lớn cho con mình sang UK nhập học Trung học cơ sở-THCS (GCSE) từ 14-15 tuổi ngày càng ra tăng.
Về nước năm 2006, tôi thường xuyên được hỏi về kinh nghiệm học tập tại Anh. Trong đó có một chị mong muốn cho con gái mình, bé Hương Ly – đang là học sinh lớp 8 trường PTCS Trưng Vương HN, sang Anh du học sau khi cháu hết lớp 10 tại VN. Nhưng cơ hội đã đến với gia đình chị. Hương Ly dự thi học bổng khóa học THCS (GCSE) tại trường Tư thục Andrew’s Cambridge College và đạt suất học bổng cao nhất dành cho học sinh Việt Nam (trị giá 12,000 bảng Anh / năm). Còn lại cháu chỉ phải đóng 7,000 bảng Anh (khoảng 200 triệu đồng/năm). Cơ hội quá tốt để được học tập tại trường tư thục danh tiếng tại Cambridge và để biến ước mơ du học tới những trường ĐH hàng đầu thế giới thành hiện thực.
Nhưng thách thức mà gia đình chị gặp phải cũng ít. “Cháu tôi mới 14 tuổi, nó còn nhỏ lắm, đến việc ăn uống học hành bố mẹ còn lo từng tí một, đi học phải có người đưa đón, để nó một mình sang đất nước xa lạ làm sao được” bà nội Hương Ly sụt sùi. Hay có những lời can ngăn như “trời sao cho đi sớm thế, tây hóa mất con thì sao”; “bây giờ học mình kèm từng buổi một còn chưa ổn, sang đó làm sao quản đây…”…
Nhưng là một gia đình trẻ năng động, có vốn kiến thức và nền tảng tốt, cả gia đình đã bắt tay vào việc tìm hiểu thông tin về trường tư thục St Andrew’s Cambridge College, môi trường học tại Anh, những qui định dành cho học sinh bé và tham vấn ý kiến chuyên gia đã từng học tập làm việc bên đó… Sau 2 tháng suy nghĩ, cân nhắc và chuẩn bị, Hương Ly lên đường tới Cambridge – nơi được mệnh danh là thành phố của sinh viên và là niềm mơ ước của biết bao bạn trẻ.
Từ đó những câu chuyện kể của Hương Ly qua yahoo hay skype từ nước Anh đã làm cho anh chị bạn tôi ngày càng thấy yên tâm và cả tự hào về cô con gái của mình. Hương Ly và các bạn học sinh quốc tế bắt nhịp rất nhanh với cuộc sống và môi trường học tập tại đây. Các bạn được học các môn quen thuộc nhưng với cách tiếp cận hoàn toàn mới. Với môn Tiếng Anh (English) các bạn được học các tác phẩm của Shakespeare hay bình thơ, văn học Anh… Điều này làm các bạn nhỏ rất hứng thú và vốn tiếng Anh cũng lên rất nhanh. Với môn Nghệ thuật (Art) các bạn được đến các bảo tàng nổi tiếng như British Museum, National Natural Museum để vẽ tranh hay nặn tượng. Với môn Kinh tế (Economics) các bạn được học những kiến thức cơ bản như “bạn sẽ làm gì khi có một khoản tiền trong tay?” Để vào tủ tiết kiệm, đầu tư hay gửi ngân hàng? Nếu muốn đầu tư thì kênh nào hiệu quả nhất; nếu gửi ngân hàng thì sản phẩm ngân hàng nào nên quan tâm…? Chính được học từ nhỏ như vậy mà ý thức tiết kiệm của các bạn rất cao và có không ít gương thành đạt từ những khoản đầu tư như vậy. Hay có những buổi học cực kỳ vui với môn Hóa (Chemistry) khi được làm thí nghiệm với thầy cô và các anh chị từ chính trường ĐH Cambridge… Với tất cả các môn học, tính ứng dụng và quan điểm đánh giá cá nhân luôn được đề cao.
Cuộc sống sau giờ lên lớp cũng thật dễ chịu và vui vẻ. Ở nhà khoảng 6-8 bạn chung một căn hộ có riêng nhiều phòng ngủ và có một cô phụ trách riêng (Warden). Cô phụ trách sẽ theo dõi việc học tập tại nhà và chăm lo việc giặt quần áo, nấu ăn (Chính phủ Anh qui định trẻ nhỏ dưới 16 tuổi không được tự nấu ăn), hay hướng dẫn các bạn làm quen với cuộc sống của người dân Anh… Ngoài ra các bạn còn thường xuyên được đi thăm các danh lam thắng cảnh và chơi thể thao sau giờ học hoặc vào các kỳ nghỉ…
Mỗi khi về chơi nhà, Hương Ly xin bố mẹ đi làm thêm hay đi làm từ thiện để có thêm kinh nghiệm và cả có tiền chi tiêu cá nhân nữa. Nhìn cô con gái năm nay sắp bước sang tuổi 16, sẽ vào A level tháng 9 tới, lúc nào cũng vui tươi, năng động, kiến thức học tập và xã hội phong phú, ngày càng trưởng thành trong cách sống và suy nghĩ mà anh chị và bà nội cháu bồi hồi “bây giờ tôi yên tâm lắm, trước đây suýt nữa can ngăn không cho cháu đi mà lỡ mất cơ hội của nó…”.
Theo DTO
Bình luận (0)