Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Học thế nào trong kỷ nguyên số 4.0?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong k nguyên s 4.0 đng nghĩa vi vic hc sinh có nhiu phương tin đ hc tp. Tuy nhiên, nếu không biết cách chn lc mt phương tin phù hp, ngưi hc s d dàng b nhiu thông tin, dn đến vic hc không đt đưc hiu qu cao.

Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chia s phương pháp hc tp hiu qu đến hc sinh Trưng THPT Võ Th Sáu

Cảnh báo trên được chuyên gia tâm lý Tô Nhi A (giảng viên Trường CĐ Sư phạm TW TP.HCM) đưa ra trong chương trình kỹ năng học đường với chủ đề “Phương pháp học tập hiệu quả trong kỷ nguyên số” vừa diễn ra tại Trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Đây là chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Trung tâm Đào tạo Kiến Guru tổ chức dành cho học sinh khối 10, 11 tại các trường THPT ở TP.HCM. Chương trình nhằm hỗ trợ các em trong việc xác định mục tiêu, tạo động lực học tập, từ đó hoạch định tương lai nghề nghiệp cho bản thân tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xác đnh mc tiêu hc hiu qu

Theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, sự học cũng như một que diêm, chỉ khi học “bạn mới có quyền sáng”. Điều quan trọng nhất để xác định được mục tiêu học tập là các em phải trả lời được rằng 5-10 năm nữa muốn mình trở thành người như thế nào? “Hầu hết ở lứa tuổi học sinh, các em chưa nghĩ đến chuyện này. Nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, bỗng chốc đã đến ngưỡng cửa phải chọn lựa, tương lai ập đến trong khi bản thân vẫn chưa xác định được mình muốn gì”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nói.

Trong câu chuyện xác định mục tiêu học tập hiệu quả, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chỉ ra ngay từ bây giờ, khi là học sinh lớp 10, 11, các em nên nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Cùng với đó, để học tập hiệu quả, mỗi học sinh cần phải xác định một phương pháp học tập phù hợp. “Mỗi người sẽ có một lợi thế khác nhau trong việc học, tiếp cận kiến thức. Có người có lợi thế về ngôn ngữ, để học hiệu quả thì phải “nói to” lên mới đã; có người lại thiên về tư duy hình ảnh, âm thanh; có người chỉ tập trung học được khi “học một mình”, nhưng cũng có người chỉ học tốt khi “học nhóm, học cùng bạn bè”… Xác định đúng lợi thế học tập của bản thân phù hợp với tính cách, sở trường là cách bổ trợ tốt nhất giúp các em học một cách có hiệu quả”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A phân tích.

Đặt chuyện học trong kỷ nguyên số 4.0, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng bên cạnh những lợi thế mà kỷ nguyên số mang lại cho người học trong việc tìm kiếm thông tin, tiếp cận thông tin thì cũng có nhiều bất cập mà nếu không biết khắc phục, người học dễ dàng rơi vào trạng thái nhiễu thông tin. Do đó, theo chuyên gia tâm lý Tô Nhi A, để học tốt trong kỷ nguyên số, các em lại phải có kỹ năng chọn lọc thông tin. Phải chọn được những phương tiện tìm kiếm, phương tiện học tập phù hợp với bản thân, bài học của mình trước vô vàn những thông tin mà mạng xã hội thời 4.0 mang lại. Đặc biệt, phải học tập một cách thật nghiêm túc.

“Đừng quên đặt sự học trong tư duy đa chiều, góc nhìn đa chiều trong các mối quan hệ đa chiều với bạn bè, thầy cô để có sự tương tác, qua đó giúp việc học có hiệu quả nhất”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A lưu ý.

Tn dng công ngh đ gim áp lc hc tp

Trước câu hỏi: “Việc học áp lực, căng thẳng là do đâu?” do các chuyên gia đưa ra trong chương trình, khá nhiều học sinh đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình. Với Nguyễn Triều Vy (học lớp 11A3), việc học căng thẳng và áp lực xuất phát từ việc phải học quá nhiều nên không còn nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi: “Em học cả ngày trên trường, tối về lại học thêm đến 21 giờ. Kế đó, về nhà ăn uống xong lại cuống cuồng làm bài tập cho ngày mai. Chưa kể thứ bảy, chủ nhật – sáng, chiều cũng phải đi học thêm”. Tương tự, Trần Lê (học lớp 11A11) chia sẻ, áp lực trong chuyện học của bản thân ngoài việc có quá nhiều bài tập khó thì còn đến từ cha mẹ…

Để “hóa giải” những áp lực này, ông Đỗ Tuấn (đại diện Trung tâm Đào tạo Kiến Guru) nhận định, trong thời công nghệ số, người học “thông minh” hoàn toàn có thể tận dụng chính công nghệ số để làm công cụ hỗ trợ cho việc học của mình. Đôi khi, lời giải lại có thể đến từ chính chiếc điện thoại. Bằng việc sử dụng những app học tập một cách có chọn lọc trên điện thoại và học trên đó vào khoảng thời gian rảnh hay những khung giờ học thêm, việc học của các em sẽ dễ dàng, bớt áp lực hơn.

Kiến Guru là ứng dụng học tập trên điện thoại, giải quyết những khó khăn trên lớp học cho học sinh bằng phương pháp dạy và học thông minh nhất. Các nội dung học tập của Kiến Guru được thiết kế bởi các thầy cô nhiều kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa dạng kiến thức của bậc phổ thông. Với ứng dụng này, người học sẽ được trải nghiệm các bài giảng qua video, thử sức với câu hỏi trắc nghiệm, các đề thi thử, tương tác với gia sư trực tuyến qua điện thoại.

“Kỷ nguyên số là thời kỳ kiến thức mở, đa chiều, đa nguồn. Biết tận dụng công nghệ trong kỷ nguyên này là cách để các em học tập hiệu quả, học tập thông minh”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)