Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học tốt để vận dụng đúng các đại từ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong t loi tiếng Vit, đi t không nhiu v sng nhưng li có v trí khá đc bit và góp phn đáng k vào vic to nên s đc đáo, bn sc ca tiếng Vit. Do đó, có hiu đúng v đi t thì mi vn dng hp lý và hiu qu. Đây là trách nhim ca các giáo viên dy môn tiếng Vit và ng văn trong chương trình ph thông.

Theo tác gi, nếu hc sinh đưc hc nghiêm túc s dùng đúng, dùng hay các đi t. Trong nh: Hc sinh trong gi hc môn ng văn. Ảnh: A.Khôi

1. Đại từ là từ loại dùng để trỏ và thay thế cho sự vật, hoạt động, tính chất hay sự việc. Thí dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta (Hồ Chí Minh). Nếu dịch đoạn này sang tiếng Anh, sẽ có những từ như our people, our nation mà khi dịch ngược trở lại, có thể sẽ thành “nhân dân của chúng ta”, “dân tộc của chúng ta”, sẽ mất hẳn cái hay của tiếng Việt.

Đại từ đảm nhiệm chức năng thay thế từ, ngữ khác; trong các ngữ cảnh, ý nghĩa của đại từ thường được xác định. Tức là, nhiều trường hợp, bản thân nó không có nghĩa hoặc người đọc không thể hiểu được nghĩa mà phải thông qua từ gốc mà nó thay thế. Thí dụ: “Tiểu thuyết duy nhất Con đường thiên lý (viết năm 1972, mãi năm 1990 mới xuất bản) của ông không thành công lắm và cũng ít được nhắc nhở”. Đọc câu này, ta không biết “ông” là ai cả, nếu ai đó chịu khó tra cứu từ tác phẩm Con đường thiên lý thì may ra mới biết câu này đang nói đến học giả Nguyễn Hiến Lê. Như vậy, khi đã thay thế thì trước đó phải nhắc đến một đối tượng cụ thể hoặc mặc định về đối tượng mà đại từ thay thế. Chẳng hạn, “Nguyễn Hiến Lê là học giả nghiên cứu về nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng thành công. Nhưng, tiểu thuyết duy nhất Con đường thiên lý (viết năm 1972, mãi năm 1990 mới xuất bản) của ông không thành công lắm và cũng ít được nhắc nhở”. Hoặc, từ ta trong thí dụ ở trên thì được mặc định hiểu là Việt Nam.

Trong các đại từ, đại từ chỉ người mang giá trị đặc sắc của tiếng Việt mà nhiều ngôn ngữ khác không có. Ở ngôi thứ nhất, số ít gồm tôi, tớ, ta…; số nhiều gồm ta, chúng ta… Ở ngôi thứ hai, số ít gồm mày, mi, ngươi…; số nhiều gồm bay, chúng bay, chúng mày… Ở ngôi thứ ba, số ít gồm có nó, hắn, y, thị, ả…; số nhiều gồm họ, chúng, chúng nó… Mỗi đại từ dùng trong hoàn cảnh nào đều có giá trị riêng và không hoàn toàn thay thế cho nhau được. Thí dụ: “Người cha hỏi con: Dạo này mày học hành ra sao?”. Chỉ câu đó, ta chưa hình dung được hết thái độ của người nói, nhưng thông thường sẽ biểu lộ sự thiếu thân mật, thương mến của người cha đối với con, hoặc vẫn thân mật nhưng là một kiểu thân mật rất bình dân, thậm chí là thô lỗ. Hay khi đọc câu có dùng “mi” thì ta phần nào đoán được là lời của người miền Trung; có từ “ngươi” thì thường được diễn lại trong các câu chuyện hơi xưa cũ (chẳng hạn vua hay gọi bầy tôi là ngươi hoặc các ngươi)…

2. Khi học về đại từ, học sinh nên được tìm hiểu các cách sử dụng trong thực tế. Bởi có hiểu đúng thì học sinh mới dùng đúng và vận dụng hợp lý vào giao tiếp hoặc viết văn. Chẳng hạn, khi nào thì dùng y, thị, ả, hắn, ông ấy, ổng, chị ấy, chỉ, anh ấy, ảnh, họ, chúng, chúng nó, đám đó, bọn đó… Thí dụ: “Ba tao bơi lội rất giỏi. Hồi trẻ, ổng từng dự thi giải vô địch toàn quốc”. Ở hai câu này, ta hiểu là đôi bạn trò chuyện với nhau, có tính chất thân mật; ở miền Nam, nếu thay chữ “ổng” bằng “ông ấy” thì nghe rất vô duyên. Nếu dùng trong văn viết, thể hiện trang trọng thì phải là: “Ba tôi bơi lội rất giỏi. Hồi trẻ, ông ấy từng dự thi giải vô địch toàn quốc”. Hai cách này không thể thay thế chỗ cho nhau được.

Hay trong trường hợp khác, các cách dùng đại từ khác nhau sẽ biểu thị ý nghĩa khác nhau. “Lan rất đẹp. Chỉ được coi là hoa khôi trong vùng”. Đây là cách nói thân mật, ở miền Nam. Nhưng thay từ “chỉ” bằng “chị ấy” thì dễ có cảm giác là nói theo cách của miền Bắc. Thay bằng từ “thị” hoặc “ả” thì hẳn đang nói đến một nhân vật tiêu cực mà người nói không có thiện cảm. Hoặc thay bằng “bà” thì người này đứng tuổi, nhưng không được tôn trọng đầy đủ vì nếu không, sẽ được gọi là “Cô Lan”, “Thím Lan”… chứ không chỉ có cái tên trụi lũi.

Hay với đại từ “nó”, có khi được dùng cho người, có khi được dùng cho vật; nếu dùng cho người thì mỗi trường hợp lại có ý nghĩa khác nhau. Thí dụ: 1. “Tèo đã 8 tuổi nhưng chưa được đi học. Nó phải ở nhà giữ em”; 2. “Tèo quật ngã Tí một cách dễ dàng. Nó đè thằng em hồi lâu mới thả ra”; 3. “Con chó thấy người lạ thì sủa vang. Nó chỉ thôi gầm gừ khi người kia đã đi xa”. Như vậy, ở thí dụ 1, nó mang nghĩa chỉ một đứa trẻ, không phản ánh nhiều đến thái độ của người nói. Ở thí dụ 2, ta không rõ các nhân vật là người lớn hay nhỏ nhưng người nói tỏ ra có thái độ không thiện cảm với nhân vật Tèo. Ở thí dụ 3, ta nhận ra ngay nó là con chó.

Ngoài đại từ chỉ người, còn đại từ chỉ định, dùng để trỏ và thay thế sự vật, địa điểm, thời gian, như này, ấy, nọ, kia, đây, đấy, nay, nãy, bây giờ, bấy giờ… Hay đại từ chỉ số lượng dùng thay thế cho số lượng toàn thể hay số lượng cụ thể, như tất cả, hết thảy, cả, bấy nhiêu…

Tóm lại, phần về đại từ tuy ngắn nhưng khá thú vị và có thể sử dụng hàng ngày trong đời sống. Nếu học sinh được học nghiêm túc sẽ dùng đúng, dùng hay và có ý nghĩa làm phong phú thêm cho vốn từ của học sinh. Do đó, giáo viên cần quan tâm dạy phần này cho thật tốt!

Trúc Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)