Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học tốt sẽ không lo nhà tuyển dụng từ chối

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là li khuyên ca cu sinh viên Trưng ĐH Quc tế Tng Chí Thông – tt nghip loi gii cùng lúc hai ngành bc ĐH và va hoàn thành bc thc sĩ song ngành.


T
ng Chí Thông trong ngày nhn bng tt nghip ĐH

Năm 2019, Thông tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc 2 ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng và Kỹ thuật hệ thống công nghiệp của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Mới đây, Thông đã hoàn tất chương trình thạc sĩ ngành Cơ điện tử và công nghệ cảm biến của Trường ĐH Việt – Đức. Đây cũng là chương trình song bằng giữa Trường ĐH Việt – Đức và ĐH Khoa học ứng dụng Karlsruhe (bang Baden Wurttemberg, Đức) nên bạn đồng thời học, tốt nghiệp thêm bằng thạc sĩ ngành Cơ điện tử và công nghệ cảm biến của Đức.

Hai ln tt nghip song ngành

Thông chia sẻ, lúc còn sinh viên, bạn chọn học song ngành vì cảm thấy nếu chỉ theo học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thì có thể chưa đủ để hiểu hết một dây chuyền từ nguyên vật liệu đến sản phẩm và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng sẽ như thế nào. Ngoài ra, còn vì gia đình làm trong lĩnh vực cơ khí nên bản thân Thông cũng rất thích tìm hiểu, học hỏi cách vận hành máy móc, thiết kế 3D… Do vậy, bên cạnh ngành học chính, Thông còn học thêm ngành quản lý hệ thống công nghiệp để hiểu thêm về các hệ thống sản xuất.

Sau quá trình học ĐH, được tiếp xúc nhiều máy móc như máy tiện tự động, băng chuyền, máy in 3D, hệ thống xử lý ảnh…, Thông nhận ra trong tương lai, việc biết thêm nhiều kiến thức về cánh tay robot và cảm biến có thể giúp mình phát triển những công cụ hỗ trợ sản xuất mới hơn. Đặc biệt, nhắc tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, số hóa… thì cốt lõi để máy móc có thể tự thao tác, giao tiếp với nhau, hệ thống phải được trang bị những cảm biến phù hợp. Do đó, Thông chọn đi sâu hơn trong mảng này khi theo học thạc sĩ. “Lúc đó, nhiều người khuyên tôi chỉ nên tập trung học một ngành để hiệu quả hơn, nhưng tôi cân nhắc chọn học những gì bản thân mình thấy cần phục vụ cho con đường phát triển sau này”, Thông tâm sự.

Dù liên tục học song ngành, nhưng Thông cho biết bản thân không bị quá tải lắm nhờ ngay từ đầu đã biết sắp xếp lịch học khoa học. Có một lịch học, làm việc khoa học, ưu tiên giải trí, thư giãn đầu óc giúp Thông khi ấy bớt căng thẳng trước nhiều môn học khó. Để theo kịp các bạn ở cả hai ngành, Thông phải có kế hoạch cụ thể trong việc đăng ký môn học. Bạn cho rằng học ở ĐH đòi hỏi sinh viên chăm chú nghe giảng và đặt nhiều vấn đề với giảng viên để hiểu bài sâu hơn. Trước khi thi cuối kỳ 2 tuần, Thông ôn lại bài từng môn. Nhờ chủ động sắp xếp, việc thi cử ở các môn ít khi bị trùng nhau. Trong trường hợp không may bị trùng lịch thi, Thông trình bày và nhờ sự hỗ trợ từ khoa, bộ môn. Chính sự chủ động này mà ngoài giờ học, Thông vẫn tham gia được nhiều hoạt động tại các câu lạc bộ đội nhóm trong trường. Cụ thể, Thông phụ trách chơi đàn guitar cho câu lạc bộ nghệ thuật; chụp ảnh cho văn phòng từ thiện; tham gia tổ chức nhiều sự kiện như cắm trại, hội chợ, âm nhạc, hội thảo cho các bạn sinh viên và viết bài báo khoa học. Kết quả cho quá trình học hết sức, chơi hết mình đó là ngay từ năm 3, Thông đã đạt được học bổng du học hè ở Đức do Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) cấp; cùng nhóm bạn hoàn thành hai bài báo khoa học đăng tại hội thảo quốc tế; cùng nhóm bạn đoạt giải nhì cuộc thi “Giải pháp logistics toàn quốc”…


Chí Thông thi đim hc thc sĩ ti Đc

Trong thời gian du học tại Đức, rào cản ngôn ngữ cũng chính là vấn đề khó khăn lớn đối với Thông. Do phần lớn người Đức không dùng tiếng Anh nên các thủ tục giấy tờ, bảo hiểm, nhà ở, vé tàu… trở nên khó thực hiện hơn. Vì vậy, Thông phải nhờ sự hỗ trợ từ một số bạn bè quốc tế và bản thân bạn phải dành học kỳ đầu tiên để học tiếng Đức cơ bản. Chưa kể, tình hình dịch Covid-19 cũng khiến cho nhiều thủ tục giấy tờ và sinh hoạt của bạn thời gian đầu gặp ảnh hưởng. Nhưng cũng trong thời gian học ở đây, Thông may mắn được nhận làm việc từ xa cho Công ty Finnhub – một công ty về xử lý dữ liệu lớn do người Việt Nam làm chủ tại Mỹ. Hiện tại, Thông vẫn đang làm công việc này ở Việt Nam. Thông dự định trong năm 2022 sẽ bắt đầu thực hiện một dự án nông nghiệp công nghệ cao áp dụng cảm biến, tự động hóa vào logistics trồng trọt, chăn nuôi. Sau khi dự án hoàn thành, Thông cũng có dự định sẽ học tiếp lên tiến sĩ để có thể quay về Việt Nam vừa tiếp nối giấc mơ, vừa ươm mầm, giảng dạy, hướng dẫn các bạn trẻ, góp phần phát triển trí lực đất nước.

Chn sai ngành, mnh dn chn li

Từ câu chuyện của mình, chàng trai tâm huyết chia sẻ với các bạn trẻ kinh nghiệm học song ngành. Theo Thông, đối với việc học song ngành, vấn đề chuẩn bị một kế hoạch cụ thể là vô cùng quan trọng. “Các bạn sinh viên nên đặt mục tiêu lớn là ra trường với tấm bằng loại giỏi trên tay cùng với nhiều chứng nhận hoạt động đoàn thể và nghiên cứu khoa học. Sau đó, chia nhỏ từng bước để đạt được mục tiêu của mình. Nếu gặp khó khăn hay thất bại, hãy chia mục tiêu ra nhỏ hơn nữa để dễ dàng đạt được và khích lệ bản thân. Hãy học thêm nếu bản thân cảm thấy chưa đủ. Chỉ khi cố gắng vì bản thân, các bạn mới có động lực để làm được những điều ý nghĩa”, Thông nhấn mạnh.

Ngoài ra, Thông cũng khuyên các em học sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành vào ĐH sắp tới là hãy xác định đúng khả năng của bản thân để chọn ngành phù hợp. Các em không cần chọn ngành có điểm đầu vào cao nhất mà hãy nỗ lực học để lọt vào tốp đầu của một ngành phù hợp. Vì khi học tốt lĩnh vực của mình, các em sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm và không lo bị các nhà tuyển dụng từ chối.

Còn đối với những sinh viên vào ĐH rồi mới nhận ra mình không phù hợp ngành, Thông khuyên các em nên mạnh dạn chuyển đổi sang ngành khác. Thời điểm chuyển ngành có thể là vào năm 2, khi các em đã có những tìm hiểu cơ bản về ngành và cảm thấy bản thân không phù hợp. Bởi sửa sai để học ngành mình phù hợp vẫn hơn là vẫn tiếp tục theo đuổi ngành đó rồi cố học thêm ngành khác nữa, có thể sẽ trở thành… gánh nặng. Tuy nhiên, với các sinh viên năm 3 hoặc năm cuối, nếu không thuận tiện chuyển ngành, các em có thể tính phương án hoàn thành ngành học, sau đó học thạc sĩ ở ngành mình thích. “Vì nếu đã là ngành mình yêu thích thì việc thiếu hụt kiến thức có thể được bù lại bằng sự cố gắng và nỗ lực. Chỉ chọn học song ngành khi mình yêu thích cả hai ngành đó và thu xếp được thời gian học, cân đối được việc học với tham gia nhiều hoạt động xã hội khác để trải nghiệm trọn vẹn đời sống sinh viên”, Thông nhắn nhủ.

Thc Trân

Bình luận (0)