Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học tự chọn là xu thế tất yếu!

Tạp Chí Giáo Dục

Mt đim khác bit trong chương trình giáo dc ph thông mi là bc THPT, hc sinh s đưc la chn môn đ hc. Đáng chú ý, lch s là mt trong nhng b môn thuc môn hc t chn. Thông tin này ngay lp tc khiến nhiu giáo viên b môn hoang mang, s rng mình s tr thành ngưi “đng bên l” trong chương trình mi.

TS. Nguyn Kim Dung (Vin trưng Vin Nghiên cu Giáo dc, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

Trước băn khoăn này, trao đổi với Giáo dục TP.HCM, TS. Nguyễn Kim Dung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khẳng định: Sẽ không có giáo viên nào bị loại khỏi cuộc chơi, hay đứng bên lề. Giáo viên bộ môn nào và ở cấp học nào cũng đóng vai trò tương đương nhau. Nhưng để hòa mình vào công cuộc thay đổi, hòa mình vào thời đại, quan trọng là người giáo viên phải thật sự chủ động, sáng tạo.

+ PV: Thưa bà, ti sao trong chương trình giáo dc ph thông mi bc THPT li có mt s môn hc bng dưng tr thành môn t chn trong khi trưc đó bc THCS, các môn hc này vn thuc din bt buc?

– TS. Nguyn Kim Dung: Đứng ở góc độ tổng thể của chương trình giáo dục quốc gia, chúng ta nên hiểu rằng khi xây dựng mục tiêu giáo dục tổng thể thì sẽ xây dựng một người công dân như thế nào? Trước tốc độ phát triển như vũ bão của CNTT thì những công cụ nào để giúp cho học sinh có thể đạt được những mục tiêu như vậy?

Nhìn vào chương trình giáo dục phổ thông mới ta có thể hình dung như một mô hình hình tháp. Trong đó, ở từng mục tiêu của chương trình, trong từng cấp học phải có sự khác biệt. Đối với bậc tiểu học là giúp tạo ra cho các em những nền tảng, những kiến thức cơ bản như biết đọc, biết viết, biết yêu thương gia đình, cuộc sống xung quanh. Từ đó, khi xây dựng chương trình nội dung môn học cũng phải làm sao đáp ứng được những mục tiêu này. Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng một cách tích hợp, học sinh bậc này sẽ không học một cách quá tràn lan mà tập trung học toán, tiếng Việt là chủ yếu, bên cạnh những mục tiêu để phát triển con người. Nhưng những mục tiêu đó cũng sẽ không được dạy một cách riêng biệt mà sẽ dạy dưới dạng tích hợp.

Cho nên ở bậc tiểu học, rõ ràng những kiến thức nền tảng để hình thành nên nhân cách con người là cái quan trọng. Và toán và tiếng Việt trở thành môn quan trọng với học sinh. Nhưng vấn đề chính là phương pháp dạy làm sao để giáo dục và tạo nền tảng cho các em một cách tốt nhất. Chương trình mới tại bậc tiểu học phải xây dựng làm sao giúp cho các em có những trải nghiệm, những sáng tạo và tất nhiên, bên cạnh các kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

Đến chương trình THCS bắt đầu đi vào phân luồng và hướng nghiệp. Vì vậy, ở bậc này, tất cả các môn học phải được xem có vai trò quan trọng và độc lập như nhau. Bởi nếu như bậc tiểu học, chúng ta đã xây dựng được nền tảng rồi thì sang THCS, chúng ta phải đi vào thế mạnh của từng học sinh. Giai đoạn này các em bắt đầu hình thành, khám phá cái tôi và khả năng của bản thân. Do vậy, những môn học sẽ được dạy một cách khá là độc lập, bắt buộc mặc dù trong nhiều môn học, nhiều kiến thức mang tính tích hợp, để các em hình dung ra được các em sẽ học như thế nào và suy nghĩ về hướng phát triển, phân luồng cho bản thân.

Thông thường, từ lớp 9 học sinh đã phải bắt đầu suy nghĩ đến các ngã rẽ: học tiếp THPT hay học nghề, hoặc là học nghề rồi quay lại học tiếp. Và đây là điều hết sức quan trọng trong mục tiêu giáo dục quốc gia. Vì vậy, ở bậc THCS mọi kiến thức phải được dạy một cách độc lập và bắt buộc để các em hình dung ra mình nên lựa chọn hướng đi nào tiếp theo khi kết thúc chương trình học THCS.

Chương trình giáo dc ph thông mi bt đu áp dng  lp 1 t năm hc 2020-2021

Bước sang bậc THPT, các em bắt đầu suy nghĩ hướng đi để tìm các định hướng cho riêng mình. Nếu các em thích sử, có thể chọn sử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là chương trình giáo dục phổ thông mới, toán, văn vẫn được xem là môn học bắt buộc; còn sử, địa, sinh hay hóa, lý lại được coi là môn tự chọn. Chúng ta cứ nhìn vào nhu cầu của xã hội thì sẽ rõ. Những kiến thức về văn, toán, về nghệ thuật hay công nghệ trong chương trình sẽ được quyết định bởi nhu cầu của xã hội bên ngoài. Có những khối kiến thức mang tính liên ngành, xuyên ngành. Bên cạnh đó, trong định hướng nghề nghiệp thì chúng ta luôn khuyến khích học sinh lựa chọn những ngành nghề mà các em yêu thích, là thế mạnh của các em để phát triển và cống hiến tốt nhất cho xã hội.

+ V nhng băn khoăn ca giáo viên thuc các môn hc t chn, bà có th cho thy cô li khuyên gì?

– Đứng ở góc độ nhân văn, chúng ta hoàn toàn hiểu những băn khoăn của các thầy cô bộ môn tự chọn khi các lựa chọn của học sinh bắt đầu hẹp đi. Thế nhưng, nếu học sinh yêu thích môn học thì các em vẫn sẽ lựa chọn. Và nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao thổi được niềm đam mê, sự thích thú trong môn học đến các em một cách nhiều nhất.

Một người giáo viên giỏi là người truyền đạt được kiến thức. Nhưng một người giáo viên vĩ đại, tuyệt vời lại là người làm cho các em cảm thấy đam mê với môn học. Đứng ở góc độ nhà giáo dục, tôi rất thông cảm cho sự trăn trở của các thầy cô. Nhưng chúng tôi cũng khuyên rằng, khi nhìn chương trình giáo dục tổng thể thì chúng ta không chỉ nhìn ở một khía cạnh là môn học sử hay địa mặc dù rằng những môn học này vẫn mang rất nhiều lợi ích trong sự phát triển con người. Và đối với một công dân toàn cầu hay thậm chí đơn giản là một công dân bình thường thì vẫn phải có những kiến thức cơ bản này. Chương trình giáo dục phổ thông mới không hề bỏ vai trò của bất kỳ một môn học nào. Mà trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, các môn học tự chọn chỉ là sự cân nhắc để giúp học sinh phát huy tiềm năng học tập và đáp ứng được nhu cầu xã hội. Từ thực tế này, các thầy cô hãy cố gắng làm sao giữ lửa được đam mê của mình đối với nghề nghiệp, để làm sao thay đổi phương pháp, cách thức giảng dạy, để làm sao mà “thổi” được đam mê cho học sinh trong từng môn học bởi việc thay đổi là xu thế tất yếu xảy ra.

Việc học là suốt đời, đặc biệt là kiến thức luôn được tích hợp trong nhiều bộ môn. Và tích hợp cũng là giải pháp trong chương trình phổ thông mới ở bậc THPT. Nếu trong phương pháp dạy, người giáo viên cứ ngồi đó thì không thể thu hút được học sinh. Mà thay vào đó, người giáo viên có thể chuyển thành các hoạt động ngoại khóa, hoạt động sáng tạo, trải nghiệm, biến môn học trở thành những buổi dã ngoại, tìm hiểu mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ rất thích thú.

Xu hướng dạy học tích hợp, chúng ta dạy những điều gì mà đáp ứng được nhu cầu người học, hiểu được tâm sinh lý học sinh vẫn sẽ tốt hơn rất nhiều là chúng ta ngồi đó nhồi nhét kiến thức cho các em. Do vậy, các giáo viên dạy sử, địa hãy phát huy thế mạnh của mình, chủ động tích hợp với các môn học khác để khẳng định được vai trò của môn học mình. Chứ không nên đặt một cái ngai riêng biệt cho bộ môn mình. Nếu muốn học sinh có kỹ năng hợp tác thì chính người giáo viên cũng phải có kỹ năng này, hợp tác với các môn học khác để tạo ra sự thú vị, hòa hợp với các môn học, từ đó trang bị kiến thức cho học sinh.

Tất nhiên, đây là thay đổi không hề dễ dàng, không phải một sớm một chiều mà thay đổi được nhận thức của giáo viên. Vấn đề là giáo viên phải thoát ra khỏi suy nghĩ độc tôn trong môn học của mình, nhìn một cách tích cực hơn để tạo ra những con người tích cực với triết lý “vì người học”.

+ Vy bài toán đt ra là đi vi nhng giáo viên không còn quá tr, nếu không th chy theo s sáng to thì có b “loi”, b đng bên l không, thưa bà?

– Mục tiêu của giáo dục bao giờ cũng hướng về tương lai, lấy người học làm trung tâm. Và nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao hỗ trợ mục tiêu đó một cách tốt nhất.

Nếu người giáo viên hiểu được vai trò của mình thì việc đổi mới, việc thay đổi có thể thực hiện một cách thành công, hiệu quả. Còn nếu người giáo viên không cảm nhận được vai trò này, mà thấy rằng mình đang bị áp đặt, bị “lôi” vào cuộc thì tâm trạng chắc chắn sẽ không có sự thoải mái.

Ở đây, vai trò nòng cốt chính là người giáo viên. Có những giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo bên cạnh đội ngũ giáo viên lớn tuổi, thụ động, truyền thống. Tuy nhiên, họ lại có lợi thế về kinh nghiệm, về kỹ năng làm việc với trẻ. Ở đây, phải làm sao giúp cho họ hiểu rằng họ vẫn là thành phần nòng cốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục, trong sự chuyển đổi, mang lại ý nghĩa lớn giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông mới không phải là chương trình dành riêng cho thế hệ trẻ mà là chương trình dành cho những giáo viên có sự nhiệt huyết, sự sáng tạo, không ngừng tự học, tự thay đổi, đặc biệt là vai trò người làm quản lý, trực tiếp triển khai chương trình ở từng đơn vị, làm sao hỗ trợ người giáo viên trong sự chủ động, tìm tòi tự học và tự thay đổi.

+ Theo l trình, năm hc 2020-2021 bt đu áp dng chương trình giáo dc ph thông mi lp 1. Tuy nhiên, nhìn vào cơ s vt cht trưng lp hin nay, bà nghĩ thế nào v quá trình thc hin này?

– Nhìn vào khu vực nội thành thì đều thấy các trường hầu như đã triển khai được 2 buổi/ngày. Vấn đề còn lại chỉ là những trường chưa đầy đủ về cơ sở vật chất. Do vậy, với các trường còn thiếu về cơ sở vật chất thì lại cần có lộ trình riêng thích hợp.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng cần phải suy nghĩ “không dàn trải” trong sự đầu tư của Nhà nước. Với những khu vực mà xã hội hóa đã tốt rồi thì nên dành sự đầu tư của Nhà nước tập trung cho những khu vực khó khăn. Cách người lớn thực hiện, giải quyết những khó khăn cũng sẽ là bài học để dạy cho trẻ cách giải quyết khó khăn.

+ Xin cm ơn bà!

Yến Hoa (thực hiện)

 

Bình luận (0)