Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học và thi sao khác nhau đến thế!?

Tạp Chí Giáo Dục

5 năm trở lại đây, Sở GD-ĐT TP.HCM ra đề thi tuyn sinh lớp 10 THPT công lp theo hưng đánh giá năng lc, đánh giá kh năng sáng to, suy nghĩ riêng ca hc sinh. Cách ra đề này có phần “mới, lạ” hơn so với các tỉnh/thành khác. Nhưng, với kết quả có đến 50% bài thi môn toán có đim dưới trung bình khiến nhiều người băn khoăn. Liệu rằng cách dy của thầy cô trong trưng đã “sát” với đề thi hay chưa, chất lượng dạy và học có đạt yêu cầu đặt ra không?


Hc sinh lp 9 làm bài tp trong gi hc môn toán (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Qua khảo sát một số đề kiểm tra học kỳ của các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, tôi thấy rằng các câu hỏi trong đề kiểm tra học kỳ khá sát với hình thức của đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập. Có lẽ các thầy cô đã được sinh hoạt chuyên môn, được hướng dẫn, tập huấn các phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu đổi mới. Thế nhưng, vì sao lại có khá nhiều bài thi dưới điểm trung bình, thậm chí có gần 300 bài thi môn toán điểm 0? Theo tôi, có lẽ xuất phát từ một vài nguyên do sau đây:

Chủ trương “học gì thi nấy” có ưu điểm là đòi hỏi học sinh có kiến thức tổng hợp, tránh học lệch, học tủ, nhưng nhược điểm là học sinh phải “gồng mình” học quá nhiều, trong lúc trên thực tế sau khi các em tốt nghiệp cũng chỉ vận dụng kiến thức của một vài môn học vào cuc sng.

1. Lý do thứ nhất là đổi mới nhưng chưa đồng bộ. Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, là cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong khi nội dung học vẫn áp dụng theo sách giáo khoa hiện hành theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Giải pháp ở đây là cần thay đổi phương pháp giảng dạy. Thầy cô có thể đan xen, lồng ghép các bài toán thực tế vào bài giảng, giúp học sinh cảm thấy hứng thú với bài học, nâng cao các kỹ năng của học sinh trong việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tuy nhiên, điều này cũng là một trở ngại với các thầy cô vì không thể cắt xén chương trình, nhưng ôm đồm nhiều thì lại bị quá tải. Chủ trương “học gì thi nấy” có ưu điểm là đòi hỏi học sinh có kiến thức tổng hợp, tránh học lệch, học tủ, nhưng nhược điểm là học sinh phải “gồng mình” học quá nhiều, trong lúc trên thực tế sau khi các em tốt nghiệp cũng chỉ vận dụng kiến thức của một vài môn học vào cuộc sống. Muốn “học gì thi nấy” thì trước tiên đề thi không được “đánh đố”. Nhưng với những kỳ thi mang tính tuyển chọn thì cần nhiều câu hỏi nâng cao để phân loại. Thay vì đầu tư làm các đề bài ứng dụng, gần gũi thì giáo viên lạm dụng kỹ thuật khi ra đề, thậm chí nghĩ cách làm cho đề phức tạp hơn. Đơn cử như đề thi môn toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng cho biết ông phải mất hơn 2 tiếng mới giải được 5 câu khó nhất, trong khi các thí sinh chỉ có vỏn vẹn 90 phút cho 50 câu. Điều này dẫn đến sự lãng phí và áp lực học hành, thi cử. Trong khi quan niệm “thi gì dạy nấy” đã in sâu vào cách dạy và học hiện nay, xuất phát từ nhu cầu thực tế đáp ứng việc thi cử, khi mà việc phân luồng giáo dục vẫn phụ thuộc vào kết quả các kỳ thi xét tuyển. Điều đó dẫn đến những hệ lụy không tốt, một số kiến thức không nằm trong đề thi có thể bị “xóa sổ”, ví dụ như đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập tại TP.HCM không còn nội dung căn thức bậc hai. Giáo dục từ đó đến giờ cứ bị gãy khúc ở các kỳ thi tuyển sinh, việc học gần như phụ thuộc vào mô-típ đề thi, nhưng sau những kỳ thi “khắc nghiệt” đó vẫn có nhiều học sinh bị “hổng” kiến thức.

2. Lý do thứ hai là đa số học sinh chưa có thói quen tư duy khi gặp các bài toán thực tiễn mà thường chỉ biết lặp lại các kiến thức, các dạng toán do thầy cô chỉ dẫn. Hầu hết học sinh mang tư tưởng học để thi nên thụ động, thiếu đam mê tìm tòi, nghiên cứu hoặc tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh gặp khó khăn khi giải các bài toán thực tế vì chưa biết “chuyển đổi ngôn ngữ” từ dữ liệu bài toán sang các phép tính, phương trình, hệ phương trình… Thế nhưng, số câu hỏi bài toán thực tế trong đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập lại chiếm 50% số câu hỏi. Bên cạnh đó, các bài toán thực tiễn trong sách giáo khoa không nhiều, rời rạc và ít đa dạng. Mặt khác, giáo viên sợ mất thời gian để liên hệ kiến thức vào thực tiễn đời sống nên ít chịu tìm tòi thêm bài tập bên ngoài, dẫn đến truyền đạt kiến thức cho học sinh mang tính gượng ép chưa thật sự hiệu quả.


Thí sinh ra v sau bui thi môn toán trong k thi tuyn sinh lp 10 THPT công lp năm 2023 ti TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

3. Lý do thứ ba là học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp THCS nên một số em có tâm lý không phải thi nên không cố gắng học tập, dù thầy cô có cố gắng mấy thì học sinh vẫn cứ ỷ lại, chây lười. Tâm lý học thoải mái, ít áp lực, bên cạnh con số tốt nghiệp tròn trĩnh, đẹp mắt càng khiến học sinh thờ ơ với việc học tập.

Liệu rằng với số liệu có khoảng 50% bài thi dưới điểm trung bình đang gióng lên hồi chuông cảnh báo chất lượng dạy và học hay không? Tôi cho rằng tính chất kỳ thi tuyển sinh để phân hóa học sinh, để “lọc” chứ không hẳn là để đánh giá năng lực học sinh hay đánh giá chất lượng giáo dục. So sánh với kết quả thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập của Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng cũng có số thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên (chiếm 51,14%).

Cá nhân tôi thấy rằng việc Sở GD-ĐT TP.HCM mạnh dạn đổi mới là một hướng đi đúng đắn. Năm học 2024-2025 sẽ thực hiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 9 và lớp 12, là hai khối lớp cuối cấp của hai cấp học. Sau 5 năm “đi tắt đón đầu”, các thầy cô đã được làm quen với việc đổi mới cách dạy, cách đánh giá năng lực học sinh, vì sự tiến bộ của người học. Đây là một lợi thế lớn cho thầy và trò khi áp dụng chương trình mới. Chúng ta trông chờ những điểm sáng từ sự đổi mới, sáng tạo và quyết tâm của ngành giáo dục. Đổi mới giáo dục không chỉ đổi sách giáo khoa mà còn là đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá… Điều đó phải đến từ sự chủ động đổi mới, tự học, sáng tạo của từng thầy cô.

Lâm Vũ Công Chính

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)