Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Học văn thuyết minh về môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết kế thi trang, làm thùng rác thông minh, xây dng mô hình trưng hc xanh… t v hp sa, rác thi nha là nhng sáng to n tưng đưc cô Đinh Th Thúy Loan (giáo viên môn ng văn Trưng THCS Nguyn Th Đnh, Q.2, TP.HCM) cùng hc sinh lp 8A3 đưa vào tiết hc luyn nói v văn thuyết minh, thông qua d án “Chiến sĩ nhí hành đng vì môi trưng xanh-sch-đp”.

Giáo viên và hc sinh bên cnh nhng sn phm tái chế t v hp sa, rác thi nha trong tiết hc

Nói về ý tưởng bài học, cô Loan cho biết: Trong chương trình Ngữ văn 8 có bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, song song đó tôi mong muốn kết hợp việc luyện nói về văn thuyết minh cho học sinh một cách thực tế, gắn liền với vấn đề bức thiết của cuộc sống. Với dự án “Chiến sĩ nhí hành động vì môi trường xanh-sạch-đẹp” không chỉ giải quyết cả 2 yêu cầu về mặt kiến thức của bộ môn mà rộng hơn còn mở ra cho học sinh những hiểu biết về môi trường, nâng cao trách nhiệm hành động của bản thân.

Để vấn đề môi trường được làm rõ trong tiết học, các em học sinh được chia thành 3 nhóm: Đôi cánh, Lá xanh và Cây chổi phép thuật, mỗi nhóm sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, nhóm Đôi cánh sẽ khảo sát hiểu biết về phân loại rác thải tại Trường Mầm non Hoa Hồng và khu chung cư Petroland (Q.2), hướng dẫn trẻ và người dân cách phân loại, bảo quản vỏ hộp sữa sau khi sử dụng, tránh thải trực tiếp ra ngoài môi trường; đồng thời thu gom vỏ hộp sữa để làm những sản phẩm tái chế. Nhóm Lá xanh có trọng trách phỏng vấn tiểu thương và người tiêu dùng tại khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (Q.2) về thói quen sử dụng bao ni-lông hàng ngày, thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho bao ni-lông. Trong khi đó, nhóm Cây chổi phép thuật đảm nhiệm việc xây dựng vở kịch “Cuộc gặp gỡ giữa các vị thần” để lan tỏa sâu hơn ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời thiết kế thùng rác thông minh, thời trang tái chế…

“Ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là hiểu biết về tác hại của bao ni-lông, rác thải nhựa còn rất kém. Thói quen sử dụng bao ni-lông trong đời sống hàng ngày đã thành cố hữu, để nói người dân thay đổi thói quen này ngay lập tức là rất khó, cần phải mang đến cho họ những sản phẩm thay thế”, Lê Ngọc Bích Trâm (thành viên nhóm Lá xanh) bày tỏ.

Vấn đề này được Bích Trâm và các thành viên trong nhóm nhận thức được sau những cuộc trò chuyện, phỏng vấn người dân. Sản phẩm thay thế được nhóm tạo ra là những túi đi chợ chế tác từ bao đựng gạo và giấy cứng. “Sản phẩm được chúng em tặng cho mẹ sử dụng đi chợ, tặng cho một vài người dân, tiểu thương, khuyến khích họ sử dụng thay thế bao ni-lông. Qua đó, việc học văn không còn sự nhàm chán mà trở nên ý nghĩa khi gắn liền với đời sống hàng ngày”, Bích Trâm chia sẻ.

Điểm nhấn độc đáo nhất trong tiết học là mô hình trường học xanh làm từ vỏ hộp sữa với các thiết kế: hồ bơi, thư viện, khu vui chơi và nhiều cây xanh – là những mầm đậu xanh được trồng ngay trong vỏ hộp sữa. “Mô hình trên được hoàn thiện trong 2 tuần từ một bao tải vỏ hộp sữa đã qua sử dụng. Những vỏ hộp sữa này sau khi rửa sạch, phơi khô sẽ được làm phồng lên rồi tô màu, dán keo, tạo hình. Mô hình thể hiện ước mơ về một môi trường học đường xanh-sạch-đẹp để chúng em được học tập, vui chơi, rèn luyện thể chất trong bầu không khí trong lành. Đây cũng là cách để chúng em truyền đi thông điệp về tái chế rác thải, hướng tới lối sống xanh”, Nguyễn Phước Đạt (người thiết kế mô hình trường học xanh) nhấn mạnh.

Theo cô Loan, dự án trước hết nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn văn, “thổi lửa” cho học sinh yêu thích bộ môn này. Qua dự án cũng rèn giũa cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, trang bị thêm những hiểu biết về bảo vệ môi trường. “Hiện nay nhiều em học sinh rất thụ động và nhút nhát. Các tiết học thực tế chính là cơ hội giúp các em khám phá ra khả năng của bản thân để trở nên tự tin và chủ động hơn trong việc học. Quá trình tham gia dự án sẽ được tính điểm 1 tiết từ việc đánh giá về mặt nội dung và kỹ năng, thái độ của mỗi học sinh, đảm bảo tất cả học sinh đều phải cùng vào cuộc”, cô Loan cho biết.

Bài, ảnh: Đ.Yến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)