Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: Góp ý hoàn thiện 12 dự án luật trước khi trình Quốc hội

Tạp Chí Giáo Dục

Ti k hp th 8 (10-2024), 12 d án lut, gm: Lut Quy hoch đô th và nông thôn; Lut Tư pháp ngưi chưa thành niên; Lut Phòng, chng mua bán ngưi (sa đi); Lut Công chng (sa đi); Lut Phòng cháy, cha cháy và cu nn, cu h; Lut Phòng không nhân dân; Lut Công đoàn (sa đi); Lut Di sn văn hóa (sa đi); Lut Đa cht và khoáng sn; Lut Thuế giá tr gia tăng (sa đi); Lut Đin lc (sa đi); Lut sa đi, b sung mt s điu ca Lut Dưc s đưc trình Quc hi (QH) khóa XV.

Đại biểu Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

 

Trước đó, từ ngày 27 đến 29-8, Hội nghị đại biểu (ĐB) QH hoạt động chuyên trách lần thứ 6, QH khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến đối với 12 dự án luật này. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng để hoàn thiện 12 dự án luật trước khi trình QH…

Cần ngăn chặn việc hợp thức hóa buôn bán người qua kênh môi giới hôn nhân

Đây là ý kiến của các ĐBQH khi góp ý cho dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) – một trong số 12 dự án luật được tập trung thảo luận sôi nổi.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cho biết, dự án Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi) đã được QH thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2024). Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến của ĐBQH để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Dự thảo luật cũng đã được gửi xin ý kiến Chính phủ và báo cáo Ủy ban Thường vụ QH tại phiên họp chuyên đề pháp luật (tháng 8-2024). Đến nay, về cơ bản dự thảo luật không có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan và đã có sự thống nhất cao.

Góp ý cho dự thảo luật, ĐB Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu – đề nghị Ban soạn thảo cũng như cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu lại về giải thích từ ngữ. Đồng thời đề nghị thiết kế lại, cụ thể như sau: “Mua bán người là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau: Thứ nhất, chuyển giao hoặc tiếp nhận để giao nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Thứ hai, chuyển giao, tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Thứ ba, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại 2 vấn đề nêu trên”.

ĐB Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh – góp ý, với sự phát triển của công nghệ và thay đổi trong thủ đoạn phạm tội, cần xem xét một số định nghĩa sau: “Mua bán người”, “bóc lột tình dục”, “cưỡng bức lao động”, “lấy bộ phận cơ thể”…

Đại biểu Quốc hội góp ý cho các dự thảo luật. Ảnh: Quốc hội

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả và tính răn đe của pháp luật, cần bổ sung một số quy định vào dự thảo luật. Cụ thể, bên cạnh các hành vi mua bán người và mua bán bào thai đã được quy định, cần bổ sung các quy định cấm việc “gây quỹ” hoặc “tài trợ” cho các hành vi mua bán người nhằm ngăn chặn nguồn tài chính cho các hoạt động phạm pháp này. Đồng thời cần xem xét bổ sung các quy định ngăn chặn việc “hợp pháp hóa” hoặc “che đậy” các hành vi này qua các kênh hợp pháp như môi giới hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Cùng với đó, quy định hiện tại về đe dọa và trả thù đã rất rõ ràng, nhưng cần mở rộng để bảo vệ “các tổ chức hỗ trợ nạn nhân” và “các tổ chức bảo vệ quyền con người” khỏi bị đe dọa hoặc trả thù, đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho các cá nhân và tổ chức đang làm việc trong lĩnh vực này.

Cần ưu tiên tài chính để mua sắm thiết bị phòng cháy, chữa cháy

Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) cũng được các ĐBQH tập trung thảo luận do ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát kỹ nội dung dự thảo luật với các quy định của pháp luật hiện hành; nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo luật bảo đảm bao quát, tương thích giữa phạm vi điều chỉnh với nội dung trong dự thảo luật; bổ sung các quy định cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng PCCC và CNCH của cộng đồng tại Điều 4 về chính sách của Nhà nước; Điều 8 về trách nhiệm tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; Điều 56 về trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp…

ĐB Đặng Bích Ngọc – Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình – góp ý, tại Khoản 5 Điều 4 dự thảo luật quy định: “Bố trí phù hợp lực lượng PCCC và CNCH bám sát địa bàn cơ sở…”, Ban soạn thảo nên xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm cụm từ “bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, lực lượng PCCC và CNCH bám sát địa bàn cơ sở…”. Bởi nếu chỉ quy định riêng về lực lượng mà không có phương tiện, thiết bị để phục vụ, thực hiện công tác PCCC và CNCH sẽ không thể thực hiện được.

ĐB Ngọc cũng đề nghị bổ sung quy định rõ hơn các chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước trong việc xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phục vụ công tác PCCC và CNCH. Theo đó, quan tâm đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH. Đồng thời, cần phải có sự ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm đầu tư, trang bị những phương tiện tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất và đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Có như vậy, mới giải quyết được những khó khăn hiện nay và sẽ giúp cho công tác PCCC và CNCH đạt hiệu quả hơn, tạo sự yên tâm trong nhân dân.

ĐB Tô Ái Vang – Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng – cho rằng, Chính phủ cần tăng cường biện pháp chế tài đối với các công trình vi phạm về PCCC; trong công tác quy hoạch, xây dựng, thẩm định và nghiệm thu công trình. Mặc dù Điều 14 đã quy định về PCCC khi lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch xây dựng nhưng cần được nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

P.Thng – N.Đc

Bình luận (0)