Ngày 14-12, Hội nghị LHQ về chống biến đổi khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch) bước sang tuần làm việc thứ 2 với sự thống nhất bắt đầu thảo luận về Bản dự thảo chính thức mà hội nghị đạt được vào ngày 11-12. Hội nghị đã bị xáo trộn khi các nước đang phát triển tẩy chay đàm phán, yêu cầu các nước giàu gia tăng cam kết đối với mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ban tổ chức hội nghị buộc phải tạm dừng các cuộc thảo luận chính thức về bản dự thảo thỏa thuận được công bố trong tuần trước khi đại diện của những nước đang phát triển cho biết họ từ chối tham gia bất cứ nhóm công tác nào cho đến khi vấn đề này được giải quyết. Chiều cùng ngày, các nước đang phát triển quay lại bàn đàm phán.
Các nhà hoạt động môi trường kêu gọi chống biến đổi khí hậu trước lối ra vào hội nghị của LHQ.
|
Tuy nhiên, Hội nghị Copenhagen giờ đây không chỉ tồn tại mâu thuẫn giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, mà còn trong nội bộ các nước phát triển với nhau.
Mâu thuẫn nổi lên sau khi quốc đảo Tuvalu, quốc gia được cảnh báo trong vòng từ 50 – 70 năm tới sẽ chỉ còn lại vài mỏm đá trơ trọi ngoài biển khơi, đề nghị các nước phát triển phải cắt giảm 45% khí thải vào năm 2020 (so với mốc 1990), đồng thời yêu cầu các nước đang phát triển mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cũng phải có những cam kết ràng buộc về pháp lý trong việc cắt giảm khí thải từ sau năm 2012, khi giai đoạn 1 của Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực.
Đề xuất của Tuvalu ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Liên minh các quốc đảo nhỏ (OASIS) nhưng cũng từ đó bắt đầu xuất hiện sự phân hóa về quan điểm trong nhóm G77+Trung Quốc. Các nền kinh tế nổi trội, đứng đầu là Trung Quốc, cho rằng họ không có nghĩa vụ phải cắt giảm khí thải và yêu cầu duy trì Nghị định thư Kyoto với những điều khoản sửa đổi, bổ sung.
Đề xuất của Tuvalu ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Liên minh các quốc đảo nhỏ (OASIS) nhưng cũng từ đó bắt đầu xuất hiện sự phân hóa về quan điểm trong nhóm G77+Trung Quốc. Các nền kinh tế nổi trội, đứng đầu là Trung Quốc, cho rằng họ không có nghĩa vụ phải cắt giảm khí thải và yêu cầu duy trì Nghị định thư Kyoto với những điều khoản sửa đổi, bổ sung.
Trong một động thái nhằm xoa dịu bầu không khí căng thẳng cực độ, Mỹ bất ngờ đề xuất một nỗ lực đa phương trị giá 350 triệu USD giúp các nước nghèo phát triển công nghệ sản xuất năng lượng sạch. Theo Bộ trưởng Môi trường Mỹ Steven Chu, nỗ lực này sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ sản xuất năng lượng tái sinh cho các nước nghèo, bao gồm công nghệ sản xuất năng lượng Mặt trời và công nghệ phát sáng hữu cơ (LED). Mỹ sẽ đóng góp 85 triệu USD cho chương trình này.
SGGP/Theo AP, Reuters
Bình luận (0)