Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hồi sinh “thung lũng chết” A So

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 3 năm trin khai d án x lý cht đc dioxin ti Sân bay A So (xã Đông Sơn, huyn A Lưi, tnh Tha Thiên – Huế), vùng “thung lũng chết” này đã đưc hi sinh, tr li hàng ngàn hécta đt canh tác cho bà con đng bào các dân tc thiu s. Nim vui hin rõ trên gương mt mi ngưi dân…


Tư lnh Binh chng Hóa hc và Ch tch UBND huyn A Lưi ký biên bn bàn giao đt sch cho đa phương

Lành li nhng vết thương

“Thung lũng chết” A So – cụm từ mỗi lần nghĩ đến đều gợi nhắc nhiều ám ảnh. Không ai nghĩ, vùng đất bên dãy Trường Sơn hùng vỹ này, trong chiến tranh, đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề, hiện hữu trong từng nỗi đau mỗi gia đình có con cái bị nhiễm chất độc da cam.

A So thời ấy, quân đội Mỹ đã sử dụng làm sân bay dã chiến, tập trung chất độc hóa học dioxin (da cam) và là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải ở khu vực miền Trung – Việt Nam. Thống kê, từ năm 1961 đến1971, tỉnh Thừa Thiên – Huế với trọng điểm là Sân bay A So hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc hóa học dioxin. Toàn tỉnh hiện có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng huyện A Lưới có khoảng 5.000 người (tập trung chủ yếu ở khu vực Sân bay A So).

Chiến tranh kết thúc, chất độc da cam thấm sâu vào đất, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống con người, vật nuôi, cây trồng. Người dân dù nỗ lực tái canh trên vùng đất ấy thì sản vật thu về cũng không thể nào ăn được. Dù nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nỗi đau chỉ được xoa dịu phần nào. Trong sâu thẳm, mỗi người dân vẫn khát khao ngày họ có thể tự tin ăn được cây rau, hạt lúa, vật nuôi do chính mình trồng trên quê xứ, để mỗi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời trọn vẹn trong nụ cười mẹ cha mà không còn phải giật mình thon thót trước mỗi dấu hiệu di chứng chiến tranh.


Cây đã bt đu lên xanh trên vùng đt A So va đưc làm sch dioxin/da cam

Để giúp người dân ổn định đời sống, sau chiến tranh, đã có một số dự án thực hiện việc khảo sát tình trạng đất nhiễm độc trên địa bàn huyện A Lưới. Các kết quả khảo sát cơ bản xác định được khu vực ô nhiễm tại Sân bay A So. Nếu lấy mục tiêu xử lý là 40ppt (đất trồng cây hàng năm theo QCVN 45:2012/BTNMT) thì diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý là 35.000m3 (trong đó, có khoảng 6.600m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt). Ngoài ra, quá trình tẩy độc dioxin tại Sân bay A So, nhà chức trách đã phát hiện thêm khoảng 3.700m3 đất nhiễm dioxin cần xử lý.

Ngày 30-3-2020, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt dự án: “Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại Sân bay A So thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế”, giao trực tiếp cho Binh chủng Hóa học chủ trì thực hiện. Tổng kinh phí 74 tỷ đồng, trích từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, dự án đã tiến hành rà phá bom mìn đối với diện tích hơn 9ha tại Sân bay A So; tiến hành thu gom, xử lý 38.718m3 đất và trầm tích ô nhiễm dioxin. Đặc biệt, với công nghệ chôn lấp cô lập do Viện Hóa học môi trường quân sự nghiên cứu, dự án đã ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học do Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chuyển giao để xử lý triệt để đất ô nhiễm nặng. Trong tổng khối lượng 38.718m3 đất nhiễm, đã xử lý sinh học được 6.500m3, xử lý chôn lấp cô lập 32.218m3.

Trong nim vui ca ngày hoàn thành d án, Phó Ch tch UBND tnh Tha Thiên – Huế Phan Quý Phương cho biết: “Vic hoàn thành d án là mt du mc ln có ý nghĩa hết sc quan trng. T mt đim nóng ô nhim vi cht đc dioxin, k t hôm nay Sân bay A So đã đưc hoàn tr môi trưng trong sch, an toàn, loi b hoàn toàn tác đng nguy him đi vi sc khe con ngưi và môi trưng sinh thái. “Nhng kết qu này s giúp ngưi dân n đnh đi sng và phát trin kinh tế – xã hi đa phương. Đng thi to nim tin, đng lc đ ngưi dân min biên gii A So yên tâm, lao đng sn xut, xây dng tương lai”.

Sau 3 năm triển khai, tháng 10-2023, Binh chủng Hóa học đã tiến hành hoàn thổ, trồng cây trên diện tích 5,23ha, việc san mặt bằng hố chôn dự án theo đúng tiến độ đề ra và bàn giao đất sạch cho địa phương.

M ra hy vng tươi sáng tương lai

Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học cho biết: “Với sự nỗ lực cao nhất tại A So, chất độc dioxin đã được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái, tạo sự an tâm cho bà con lao động, sản xuất. Sự thành công của dự án “Xử lý đất nhiễm độc dioxin tại Sân bay A So” mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng cho tỉnh Thừa Thiên – Huế. Kết quả dự án cũng là sự tri ân rõ nét của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với nhân dân vùng đất cách mạng anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc”.

Đông Sơn ngày mới, niềm vui đã hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người dân đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Sân bay A So đã sạch dioxin/da cam, những tiếng khóc chào đời ngày mai hẳn sẽ vơi đi những âu lo, thấp thỏm. Ruộng nương rồi sẽ hồi sinh một màu xanh no ấm!

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)