Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hồi sinh trai tai tượng ở Cù Lao Chàm

Tạp Chí Giáo Dục

Sau thi gian nghiên cu, th nghim, loài trai tai tưng đã đưc Ban qun lý Khu bo tn bin (BTB) Cù Lao Chàm thc hin nuôi cy thành công đáy bin Cù Lao Chàm, m ra mt hưng phc hi mi cho qun xã trai tai tưng. Đng thi, vi đc đim phân b vùng nưc cn và có nhiu màu sc đp, vic phc hi thành công qun th trai tai tưng ti Cù Lao Chàm cũng có th to thành mt sn phm du lch sinh thái đc đáo…


Trai tai tưng  Cù Lao Chàm

Cn kit ngun gen quý

Trai tai tượng (tridacna) là loài động vật thân mềm, hai mảnh vỏ. Trai có giá trị cao ở nhiều khía cạnh khác nhau như góp phần làm sạch môi trường nước biển. Nguồn gen của trai tai tượng rất quý hiếm. Trai có vai trò giúp giữ cân bằng trong hệ sinh thái rạn san hô. Bên cạnh đó, trai tai tượng còn được sử dụng trong nuôi cảnh, chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Theo các nghiên cứu khoa học, loài trai này phân bố chủ yếu trên các rạn san hô ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng có mối quan hệ mật thiết với quần xã và các điều kiện sinh thái trong hệ sinh thái rạn san hô. Việc thay đổi của hệ sinh thái rạn san hô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của loài trai này. Ở Việt Nam, trai tai tượng được tìm thấy tại các đảo như Phú Quốc, Phú Quý, Hòn Cau, Hòn Mun, Nam Yết, Lý Sơn và Cù Lao Chàm… Tuy nhiên thời gian gần đây, nguồn lợi loài trai này đang bị giảm sút nhanh chóng do bị khai thác thiếu hợp lý. Bên cạnh đó, trai tai tượng phần nào chịu tác động của môi trường biển, do loài trai này không thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước biển đục, thiếu ánh sáng để cộng sinh.

Anh Nguyễn Văn Vũ – Ban quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm cho biết, Khu BTB Cù Lao Chàm được thành lập từ năm 2005 có các giá trị đặc trưng là hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển, vùng triều… Cùng sinh sống trong hệ sinh thái này là nhiều loài hải sản quý hiếm. Trai tai tượng là một trong những loài không những có giá trị về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái rạn san hô. Vì thế chúng được xác định là đối tượng mục tiêu được ưu tiên bảo vệ của Khu BTB Cù Lao Chàm. Điều đáng quan tâm, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng du khách đến Cù Lao Chàm thì nguồn lợi hải sản trong khu BTB cũng đối mặt với nguy cơ cạn kiệt ngày một lớn. Nguyên nhân chính được xác định là trước khi khu BTB ra đời thì sự khai thác quá mức của ngư dân trong và ngoài địa phương để phục vụ nhu cầu thực phẩm của du khách, tác động trực tiếp của con người và phương tiện vận chuyển khác lên các hệ sinh thái.

“Để có cơ sở bảo vệ, phục hồi nguồn gen quý của trai tai tượng, trong giai đoạn 2014-2016, Ban quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học do tôi và các cộng sự thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tại Khu BTB Cù Lao Chàm ghi nhận có 3 loài trai tai tượng phân bố với mật độ rất thấp, lần lượt là: loài Tridacna maxima 1,0 cá thể/500m2, loài Tridacna squamosa 0,27 cá thể/500m2, và loài Tridacna crocea 0,2 cá thể/500m2.


Trai tai tưng di di đã n đnh trên nn đáy bin Cù Lao Chàm

Chiều dài các cá thể trai tai tượng bắt gặp trong các đợt khảo sát từ 60mm đến 360mm, tần suất nhóm chiều dài chiếm ưu thế từ khoảng 140mm đến 260mm. Quần đàn trai tai tượng có xu hướng giảm mạnh số lượng ở nhóm kích thước trên 260mm và rất hiếm gặp ở kích thước chiều dài trên 300mm. Kết quả nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy, 95% số lượng cá thể trai tai tượng ở Cù Lao Chàm có chiều dài nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác trong tự nhiên”, anh Nguyễn Văn Vũ cho biết.

Nuôi cy thành công bin Cù Lao Chàm

“Vi k thut đã đưc thc hin thành công m ra mt hưng phc hi mi cho qun xã trai tai tưng. Đng thi, vi đc đim phân b  vùng nưc cn và có nhiu màu sc đp, vic phc hi thành công qun th trai tai tưng ti Cù Lao Chàm cũng có th to thành mt sn phm du lch sinh thái đc đáo”, anh Nguyn Văn Vũ k vng.

Anh Nguyễn Văn Vũ nhìn nhận, với đặc điểm sinh sản của trai tai tượng là cần những cá thể khác bên cạnh để thúc đẩy quá trình thụ tinh thì mật độ nguồn lợi thấp như trên sẽ không đảm bảo cho việc phục hồi trong tự nhiên được diễn ra. Điều đó sẽ làm cho nguồn lợi này có nguy cơ ngày càng giảm nếu không có giải pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Từ kết quả nghiên cứu kể trên, năm 2017 Ban quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm đã thực hiện di chuyển những cá thể trai tai tượng từ những khu vực đảo xa trung tâm, nơi có mật độ quá thấp không có khả năng phục hồi tự nhiên về khu vực trung tâm để thuận lợi trong việc quản lý, cũng như gia tăng mật độ cá thể trong tự nhiên để tăng khả năng phục hồi tự nhiên quần xã trai tai tượng.

Câu chuyện về quá trình nuôi cấy loài trai này tại Khu BTB Cù Lao Chàm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Phần vì sợ bị khai thác trộm, phần khác do kỹ thuật mới làm lần đầu nên vừa làm vừa hoàn thiện; việc di chuyển tốn nhiều công sức, kinh phí vì chủ yếu làm dưới nước. Đến nay, qua các đợt theo dõi, kiểm tra kỹ thuật cho thấy 100% cá thể được di dời đều sống và phát triển tốt. Đặc biệt, qua nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới thì những cá thể trai tai tượng này vẫn bám chặt vào nền đáy. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên, môi trường ở khu vực mới.

“Với kỹ thuật đã được thực hiện thành công mở ra một hướng phục hồi mới cho quần xã trai tai tượng. Đồng thời, với đặc điểm phân bố ở vùng nước cạn và có nhiều màu sắc đẹp, việc phục hồi thành công quần thể trai tai tượng tại Cù Lao Chàm cũng có thể tạo thành một sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo”, anh Nguyễn Văn Vũ kỳ vọng.

Bài, ảnh: Phan L

Bình luận (0)